Thực trạng nhận thức của CBQL và giáo viên về GD KNS cho học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở trường trung học phổ thông Huyện Đại Từ, Thái Nguyên (Trang 63 - 68)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Thực trạng nhận thức của CBQL và giáo viên về GD KNS cho học

Thái Nguyên

2.2.1. Thực trạng nhận thức của CBQL và giáo viên về GD KNS cho học sinh THPT huyện Đại Từ - Thái Nguyên sinh THPT huyện Đại Từ - Thái Nguyên

2.2.1.1. Đánh giá về mục tiêu GD KNS của hiệu trưởng

Mục tiêu là nhằm giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN.

Bảng 2.2. Đánh giá về mục tiêu GD KNS của hiệu trƣởng TT Các mục tiêu GD KNS

Mức độ thể hiện ý kiến Đồng ý Không đồng ý

SL % SL %

01 Trang bị kiến thức chuyên môn 154 25,7 446 74,3

02 Trang bị kiến thức xã hội 386 64,3 214 35,7

03 Rèn luyện kĩ năng giao tiếp 465 77,5 135 22,5

04 Rèn luyện kĩ năng hòa nhập cộng đồng 502 83,7 98 16,3

05 Hình thành thái độ, tình cảm 388 64,7 212 35,3

* Nhận xét: Quan điểm của đa số GV và HS cho rằng, GD KNS là để trang bị những kiến thức xã hội, kiến thức kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hòa nhập cộng đồng, hình thành thái độ tình cảm và phát triển nhân cách người học, trong mục tiêu giáo dục của hiệu trưởng thể hiện đầy đủ những việc làm, những chỉ đạo cụ thể tới các tổ chức trong và ngoài nhà trường về GD KNS cho học sinh.

2.2.1.2. Thực trạng các hình thức chỉ đạo GD KNS ở trường THPT huyện Đại Từ - Thái Nguyên

Trong thực tế quá trình học tập và rèn luyện của học sinh, các em hứng thú với các hoạt động bề nổi hơn là phải ngồi trong phòng học để nghiên cứu các nội dung hàn lâm của sách vở, nếu tích hợp giáo dục KNS vào các hoạt động ngoài giờ học thì hiệu quả giáo dục sẽ được nâng lên.

Bảng 2.3. Đánh giá về các hình thức GD KNS TT Các hình thức tích hợp hoạt động Các mức độ thực hiện Tốt (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%) 01 Hoạt động thể dục, thể thao 210(35,0) 335(55,8) 55(9,2) 0 02 Hội diễn văn nghệ 330(55,0) 255(42,5) 15(2,5) 0 03 Hoạt động dã ngoại, hội trại 426(71,0) 174(29.0) 0 0 04 Tham gia các trò chơi dân gian 415(69,2) 18(3,0) 5 (0,8) 0 05 Tham gia hoạt động tình

nguyện tại chỗ 170(28,4) 200(33,3) 180(30,0) 50(8,3) 06 Chăm sóc khu di tích lịch sử 430(71,7) 120(20,0) 50(8,3) 0 07 Hoạt động đền ơn đáp nghĩa, từ

thiện 515(85,8) 85(14,2) 0 0

08 Thăm hỏi, chia sẻ với bạn có

hoàn cảnh éo le 473(78,8) 100(16,7) 27(4,5) 0 09 Lao động, vệ sinh, bảo vệ môi

* Nhận xét: Kết quả khảo sát các hình thức chỉ đạo thực hiện kế hoạch QL GD KNS, hầu hết các em đều hứng thú với các hoạt động bề nổi tại các nhà trường mà thường xuyên được các thầy cô giáo, các tổ chức trong trường tổ chức thực hiện như: Văn nghệ, TDTT; dã ngoại, hội trại và các trò chơi dân gian; hoạt động đền ơn đáp nghĩa và chăm sóc các khu di tích lịch sử… Qua phỏng vấn các em học sinh cho thấy, các em thấy vui và vinh dự khi được định kì hàng tháng đến chăm sóc khu di tịch lịch sử 27/7, xóm Bàn Cờ Thị trấn Hùng Sơn – Đại Từ; chiến khu Nguyễn Huệ, xã Yên Lãng – Đại Từ và Đền thờ Thượng tướng quân Lưu Nhân Chú xã Văn Yên, nơi mà các trường đăng kí được chăm sóc thường xuyên khi thực hiện phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

2.2.1.3. Đánh giá về tác dụng QL GD KNS đến việc hình thành nhân cách học sinh ở trường THPT huyện Đại Từ - Thái Nguyên

Bảng 2.4. Tác dụng của GD KNS đối với việc hình thành nhân cách HS TT Các hình thức tích hợp hoạt động Các mức độ đạt đƣợc Tốt (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%) 01 Hình thành các chuẩn mực giá trị đạo đức 82(13,7) 378(63,0) 140(23,3) 0 02 Hình thành các hành vi ứng xử tích cực 389(64,8) 200(33,3) 11(1,9) 0 03 Nâng cao nhận thức hiểu

biết xã hội 233(38,8) 300(50,0) 52(8,7) 15(2,5) 04 Mở rộng mối quan hệ với

cộng đồng 194(32,3) 371(61,8) 35(5,9) 0

05 Rèn luyện kĩ năng giao tiếp,

ứng xử linh hoạt 466(77,7) 111(18,5) 23(3,8) 0 06 Biết quan tâm, chia sẻ với

* Nhận xét: Trong quá trình giáo dục toàn diện học sinh trong các trường THPT trên địa bàn huyện Đại Từ - Thái Nguyên, GD KNS giữ vai trò hết sức quan trọng; khi các hoạt động được tích hợp một cách có hiệu quả thì học sinh sẽ dần hình thành và phát triển những kĩ năng tích cực trong cuộc sống: hình thành các chuẩn mực đạo đức (trên 63% đánh giá khá); hình thành hành vi ứng xử tích cực (trên 64% đánh giá tốt); rèn luyện kĩ năng giao tiếp và ứng xử linh hoạt (trên 77% đánh giá tốt)…Tuy nhiên, để nâng cao nhận thức hiểu biết xã hội và biết quan tâm, chia sẻ với người khác thì cần ở một mức độ giáo dục và thấu hiểu cao hơn của quá trình giáo dục.

2.2.1.4. Thực trạng mức độ yêu thích của học sinh về hình thức tích hợp hoạt động GD KNS

Đối với lứa tuổi sắp trưởng thành của các em học sinh, ham học hỏi, thích tìm hiểu những vấn đề mới lạ trong cuộc sống; khi gắn được hoạt động học tập vào các trò chơi, quá trình khám phá điều mới mẻ trong cuộc sống sẽ giúp các em dễ tiếp thu kiến thức khoa học cũng như kiến thức xã hội hơn và đặc biệt dễ hình thành thói quen trong hành vi và ý thức trong cuộc sống.

Bảng 2.5. Mức độ yêu thích của học sinh về hình thức tích hợp trong GD KNS TT Các hình thức tích hợp GD KNS Các mức độ yêu thích Rất thích (%) Thích (%) Phân vân (%) Không thích (%)

01 Hoạt động đố vui để học, hái

hoa kiến thức 180(30,0) 420(70,0) 0 0

02 Hoạt động nhân đạo, tình nguyện 300(50,0) 297(49,5) 3(0,5) 0 03 Tìm hiểu ứng dụng khoa học

kĩ thuật 73(12,2) 250(41,7) 76(12,7) 201(33,4) 04 Giao lưu văn hóa, văn nghệ,

TDTT 455(75,8) 145(24,2) 0 0

05 Hoạt động xã hội - chính trị 265(44,2) 300(50,0) 0 35(5,8) 06

Hoạt động giáo dục dân số - giới tính, giáo dục luật giao thông…

* Nhận xét: Bảng 2.9 cho thấy mức độ yêu thích của học sinh các trường THPT huyện Đại Từ - Thái Nguyên với các hình thức tích hợp GD KNS, các em thể hiện quan điểm rõ ràng và rất thích (75,8%) với hoạt động văn nghệ, TDTT và thích (70%) hoạt động đó vui để học và hái hoa kiến thức; Tuy nhiên còn khá nhiều em cảm thấy mơ hồ, khó hiểu và dẫn đến không thích tich hợp GD KNS với tìm hiểu ứng dụng khoa học kĩ thuật.

2.2.1.5. Đánh giá về tác động xấu của yếu tố môi trường XH đến KNS của HS

Trong xã hội luôn tràn ngập những kênh thông tin, tích cực giúp các em phát triển một cách toàn diện hơn, các kĩ năng giúp các em trưởng thành và dễ dàng tránh khỏi những cạm bẫy và cám dỗ tầm thường trong xã hội và cũng không ít những tiêu cực bày ra trước mắt các em những điều tưởng như mới lạ, hấp dẫn nhưng có khả năng đó là cái bẫy đưa các em đến con đường xa ngã.

Bảng 2.6. Tác động xấu của yếu tố môi trƣờng XH đến KNS của HS

TT Các yếu tố bên ngoài nhà trƣờng

Mức độ tác động xấu Đặc biệt nghiêm trọng (%) Nghiêm trọng (%) Bình thƣờng (%)

01 Ảnh hưởng của phim ảnh ngoài luồng 77(12,8) 423(70,5) 100(16,7) 02 Ảnh hưởng của mạng xã hội 0 34(5,7) 566(94,3)

03 Ảnh hưởng của Karaoke 0 99(16,5) 501(83,5)

04 Các tụ điểm vui chơi, giải trí không

phù hợp 15(2,5) 358(59,7) 227(37,8)

05 Các tệ nạn xã hội, vi phạm luật… 585(97,5) 15(2,5) 0 06 Quán internet, Bi A, điện tử…gần

trường học 2(0,3) 130(21,7) 468(78,0)

* Nhận xét: Về cơ bản các em học sinh biết phân biệt, lực chọn các trò chơi, các hoạt động và khá hiểu về điểm mạnh cũng như hạn chế của các hoạt động giải trí thường gặp; các em nhận thức rõ được tác động xấu và ảnh hưởng

đặc biệt nghiêm trọng không những đến KNS của các em mà còn ảnh hưởng đến gia đình và người thân; có tới 70,5% xác định mức độ nghiêm trọng của phim ảnh ngoài luồng, các trò chơi như Bi a, điện tử, karaoke và mạng xã hội là sự tồn tại bình thường và có khá nhiều điểm tích cực khi các em tham gia. Cụ thể, bố trí thời gian chơi hợp lí; vào mạng để kết giao bạn bè, trao đổi thông tin và điều quan trọng là không được lạm dụng trò chơi và mạng xã hội để truyền bá, kích động bạo lực, gây mâu thuẫn với người khác và các biểu hiện tiêu cực.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở trường trung học phổ thông Huyện Đại Từ, Thái Nguyên (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)