Hiệu trưởng xây dựng cơ chế khuyến khích, phát huy vai trò chủ thể

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở trường trung học phổ thông Huyện Đại Từ, Thái Nguyên (Trang 91 - 93)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.5. Hiệu trưởng xây dựng cơ chế khuyến khích, phát huy vai trò chủ thể

của HS và tập thể HS trong GD KNS

+ Mục tiêu

-HS và tập thể HS vừa là đối tượng vừa là chủ thể của hoạt động GD. Trong xu thế đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay việc phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động sáng tạo của HS và tập thể HS cần phải được khuyến khích và đặt lên vị trí hàng đầu.

-Sự nỗ lực của cá nhân HS trong tập thể là yếu tố quyết định đến sự phát triển nhân cách của chủ thể hoạt động. Vì vậy cần phải phát huy tối đa yếu tố cá nhân người học: năng lực bẩm sinh, năng lực hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, sức sáng tạo, năng khiếu, khả năng truyền thông, tự học tự rèn, tự tổ chức, tự quản lí, tự đánh giá và tự GD của HS...

-Tập thể lớp chính là môi trường, là phương tiện trực tiếp tác động tới sự phát triển nhân cách nói chung và tài năng nói riêng của HS. Tập thể là một xã hội thu nhỏ, xã hội sinh động thể hiện sức mạnh tổng hợp của các thành viên. Sức mạnh của các thành viên một khi đã được liên kết lại một cách có mục đích, có tổ chức thì sẽ tạo ra sức mạnh chung của tập thể. Vì vậy cần chú ý tới tập thể HS trong GD KNS để các em phát huy được năng lực hữu cơ giữa cá nhân và tập thể tương tác trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch GD KNS.

+ Nội dung và cách thực hiện

Hiệu trưởng cần phải khuyến khích, phát huy tối đa vai trò chủ thể HS và tập thể HS trong hoạt động:

-Xây dựng đội ngũ ban cán sự lớp, ban chấp hành chi đoàn có trí tuệ, bản lĩnh, đoàn kết, có năng lực tự quản tốt. Xây dựng mạng lưới tình nguyện viên, an ninh xung kích các lớp. Đặc biệt GVCN thường xuyên nắm bắt tư tưởng HS.

-Tổ chức GD KNS phù hợp với tâm lý lứa tuổi, tạo điều kiện để HS tự tin phát huy năng lực, xây dựng qui mô, qui trình hoạt động cụ thể phù hợp với từng chủ đề, từng dạng hoạt động và đem lại hiệu quả với số đông HS lớp. Tổ chức các loại hình Câu lạc bộ sở thích thu hút HS tham gia.

-Nhà trường, GVCN phải phối hợp các lực lượng GD, xây dựng các mô hình HS và tập thể lớp thành một tập thể tiên tiến, năng động, sáng tạo; một tổ chức tự giác biết học hỏi; biết tự điều khiển, quản lí, đánh giá kết quả GD KNS của tập thể và của mỗi thành viên.

-Tổ chức cho HS và tập thể lớp biết lựa chọn phân tích, tổng hợp, dự đoán kết quả, khái quát hoá kinh nghiệm tổ chức hoạt động phù hợp với nhu cầu và điều kiện hiện có từ đó hình thành bản lĩnh trí tuệ cá nhân và tập thể. Đồng thời sẽ hạn chế tính tự ti, rụt rè, nhút nhát, ỷ nại, ẩn mình trong tập thể. Phải biến quá trình GD thành quá trình tự GD của chủ thể HS và tập thể lớp.

+ Điều kiện thực hiện

-Hiệu trưởng và đội ngũ GV trước hết phải là tấm gương cho HS làm theo. GD KNS cũng được coi như hoạt động GD trong nhà trường để HS thấy được tầm quan trọng và nghiêm túc thực hiện kế hoạch đã xây dựng của các nhà quản lí.

-HS phải được tập huấn nòng cốt về GD KNS để có hạt nhân trong phong trào của lớp.

-Nhà trường tăng cường tài liệu sách báo tham khảo phù hơp tâm lý lứa tuổi HS ở thư viện để bồi dưỡng kiến thức về KNS. Tổ chức lồng ghép giáo dục KNS trên nhiều chương trình học để HS tự tin, tự chủ, phát huy năng lực cá nhân.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở trường trung học phổ thông Huyện Đại Từ, Thái Nguyên (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)