Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất trong QL giáo dục kĩ năng sống

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở trường trung học phổ thông Huyện Đại Từ, Thái Nguyên (Trang 79 - 80)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1.2.Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất trong QL giáo dục kĩ năng sống

HUYỆN ĐẠI TỪ - THÁI NGUYÊN

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT sinh THPT

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích, tính kế hoạch

Giáo dục là quá trình hoạt động có mục đích, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức nhằm hình thành thế giới quan sức mạnh thể chất và tinh thần cho con người, nhằm đáp ứng nhu cầu của con người và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn GD trong các nhà trường phổ thông cho thấy, mục tiêu GD KNS còn mang tính phong trào, khẩu hiệu. Vì vậy các nhà trường cần phải xác định mục dích GD KNS theo lộ trình cả cấp học, trong đó cần định hướng tính đa dangjcuar mục tiêu GD nhằm thực hiện GD toàn diện học sinh. Có sự thống nhất giữa mục tiêu QL, nội dung QL, phương pháp QL và hình thức QL để tạo thành một thể thống nhất.

Tính kế hoạch đảm bảo tính ổn định, tính hệ thống và tính hướng đích, không gây xáo trộn trong tổ chức hoạt động của nhà trường và là cơ sở đề xuất đưa nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT thành môn học hay chuyên đề trong chương trình giáo dục phổ thông.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất trong QL giáo dục kĩ năng sống cho học sinh cho học sinh

GD là phương tiện để cải tiến xã hội, GD vừa là động lực, vừa là mục tiêu cho sự phát triển tiếp theo của cộng đồng XH. Khi cộng đồng XH phát triển sẽ tạo điều kiện mới cho GD và đưa ra yêu cầu và nguyện vọng mới cho GD. Tự đó GD phải tự nâng lên để đáp ứng với yêu cầu và nguyện vọng XH, vừa tận dụng tốt những điều kiện mà xã hội mới đem lại cho GD. Để GD phát huy tốt vai trò của mình thì phải lấy mục tiêu phát triển xã hội làm điểm tựa

cho việc đưa ra mục đích, lựa chọn nội dung, lựa chọn các phương pháp và tổ chức các hình thức GD phù hợp với đặc điểm xã hội. Mặt khác, GD phải tận dụng được thế mạnh của cộng đồng về nhân lực, tài lực và vật lực, các giá trị văn hóa, các thành quả KT - XH để phát triển, đồng thời biết giảm thiểu yếu kém của cộng đồng XH ảnh hưởng đến hoạt động GD vì vậy QL giáo dục KNS không nằm ngoài nguyên tắc này.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở trường trung học phổ thông Huyện Đại Từ, Thái Nguyên (Trang 79 - 80)