8. Cấu trúc của luận văn
3.2.2 Kiện toàn, củng cố và phát huy vai trò của BCĐ GD KNS
+ Mục tiêu
Xác định BCĐ là bộ máy tham mưu, tư vấn chuyên môn đặc thù nhằm giúp cho hiệu trưởng chỉ đạo tốt kế hoạch GD KNS của nhà trường, kiểm tra đánh giá được hoạt động. Ban chỉ đạo là cầu nối tạo sự phối hợp, cộng tác chặt chẽ nhịp nhàng giữa các tổ chức, đoàn thế, bộ phận chức năng trong nhà trường và các lực lượng GD khác được thông suốt, ổn định.
BCĐ xây dựng kế hoạch cho toàn thể GV và các tổ chức đoàn thể thực hiện, tránh chồng chéo trùng lặp. Đặc biệt phát huy cơ chế phối hợp GD KNS và trách nhiệm của các lực lượng tham gia để tất cả GV, HS, cộng đồng xã hội hiểu rõ và thực hiện tốt kế hoạch nhiệm vụ của mình.
+ Nội dung và cách thực hiện
Để nâng cao chất lượng quản lý GD KNS, trước tiên nhà trường cần tổ chức, củng cố, kiện toàn lại BCĐ hoạt động như sau:
-Đầu năm học hiệu trưởng ra quyết định thành lập BCĐ và hình thành các tiểu ban phụ trách, bổ sung, kiện toàn các thành viên.
-Phân công công việc cụ thể cho từng tiểu ban, từng thành viên, kế hoạch nhiệm vụ phối họp của các tiểu ban.
Các thành viên: Đại diện cấp ủy chi bộ; Chủ tịch công đoàn; Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Chủ tịch ban đại diện CMHS; Đại diện các tổ chuyên môn; Kế toán; Chủ tịch hội chữ thập đỏ; Hội khuyến học nhà trường; một số GVCN, GVBM có năng lực trong các lĩnh vực hoạt động...
BCĐ GD KNS tùy vào điều kiện thực tế của nhà trường sẽ trực tiếp chỉ đạo các tiểu ban ứng với các nhiệm vụ hoạt động sau:
a. Tiểu ban Văn - Thể - Mỹ: chịu trách nhiệm tổ chức các sự kiện văn nghệ, TD -TT, GD thẩm mỹ...
b. Tiểu ban hoạt động chuyên đề: Tổ chức các câu lạc bộ: văn thơ, võ thuật, ngoại ngữ, khoa học, hoá trang, giao lưu kết nghĩa, thi hùng biện, tư vấn tình bạn, tình yêu...
c. Tiểu ban lao động - hướng nghiệp - vệ sinh môi trường: Nhằm GD lao động, định hướng nghề nghiệp, GD vệ sinh học đường, xây dựng cảnh quan môi trường sư phạm Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn.
d. Tiểu ban nề nếp, tổ chức nghi lễ: Theo dõi thi đua nề nếp sinh hoạt của CBGV, HS, tập thể lớp. Điều động CSVC, nhân sự, khánh tiết...
e. Tiểu ban tài chính, thi đua, khen thưởng, kỷ luật: Làm nhiệm vụ xã hội hoá GD, huy động nguồn thu tài lực - vật lực của nhà trường và cộng đồng. Đánh giá thi đua khen thưởng.
Trên đây là mô hình đề xuất, số lượng các tiểu ban còn tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của nhà trường để quyết định. Điều quan trọng phải chọn được các trưởng tiểu ban là người có năng lực và có tâm huyết với nghề.
Sau khi đã thành lập hoặc củng cố kiện toàn BCĐ, điều quan trọng là phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên của ban và sự phối hợp chặt chẽ có hiệu quả giữa các tiểu ban.
+ Điều kiện thực hiện
- Thành viên BCĐ phải thực sự là những người có năng lực có tâm huyết với GD KNS, nắm chắc đặc điểm tình hình công việc. Đặc biệt thành viên BCĐ luôn có sự đồng thuận nhất trí cao, đoàn kết và có ý tưởng sáng tạo trong điều hành GD KNS đồng thời có sự phối kết hợp nắm bắt thông tin kịp thời để điều chỉnh kế hoạch phù hợp với thực tiễn.
- Duy trì đều đặn giao ban theo quý để đánh giá kết quả các hoạt động đã thực hiện và cụ thể hoá kế hoạch chỉ đạo hoạt động theo chủ điểm của quý tiếp theo. Kịp thời rút kinh nghiệm những mặt chưa tốt và triển khai phát huy những mặt tích cực. Chỉ đạo triển khai các chủ điểm hoạt động hàng tháng cho trưởng các tiểu ban và GV trong quý.
- Có kế hoạch bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ GV và BCĐ GD KNS bên cạnh các hoạt động bồi dưỡng khác.
- Nhà trường chú ý quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ về CSVS, kinh phí, quĩ thời gian và không gian để BCĐ có môi trường hoạt động tốt nhất.