8. Cấu trúc của luận văn
2.1.5. Đặc điểm các trường THPT huyện Đại Từ Thái Nguyên
Ngành GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên đã triển khai hiệu quả các hoạt động giáo dục tới 100% các đơn vị trực thuộc, đặc biệt là khối GDTrH với hệ thống 32 trường THPT trong toàn tỉnh. Giáo dục toàn tỉnh ổn định về quy mô số trường, số lớp, chất lượng GD mũi nhọn được duy trì ở mức tăng trưởng đều.
Tuy nhiên, GD&ĐT bậc THPT trong tỉnh Thái Nguyên còn bộc lộ một số tồn tại cần được khắc phục: Đội ngũ CBQL chủ yếu được lựa chọn từ những người tiêu biểu trong giáo viên của các nhà trường, chưa được đào tạo cơ bản về khoa học QLGD; Chất lượng GD toàn diện chưa đồng đều ở các vùng miền, một bộ phận GV chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, CSVC còn
thiếu so với nhu cầu tổ chức các hoạt động dậy và học, đội ngũ cán bộ QLGD thiếu đồng bộ chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển GD&ĐT trong giai đoạn đổi mới.
Trong đó, các trường THPT trên địa bàn huyện Đại Từ đều là trường có số học sinh và số lớp khá đông, chủ yếu là con em nông thôn có điều kiện kinh tế rất khó khăn; lượng học sinh được phân bố khá phù hợp với sự phân bố dân cư theo các vùng miền cụ thể:
+ Quy mô trường lớp của bậc học THPT.
Huyện Đại Từ thuộc phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên, có 3 trường THPT, 01 trung tâm GDTX và 01 trung tâm dậy nghề cùng tham gia giáo dục bậc trung học cho con em các dân tộc trên địa bàn huyện, mỗi năm có trên 2000 học sinh tốt nghiệp THCS; Trường THPT Đại Từ được phân vùng tuyển sinh 11 xã thuộc khu vực trung tâm huyện và các xã phía Đông của huyện với khoảng 1900 học sinh chia thành 45 lớp, Trường THPT Nguyễn Huệ tuyển sinh 11 xã khu vực phía Bắc của huyện với 1600 học sinh chia thành 39 lớp và 8 xã phía Nam thuộc khu vực tuyển sinh của trường THPT Lưu Nhân Chú với khoảng 1100 học sinh.
Số lượng học sinh bậc THPT trên địa bàn huyện sẽ ổn định trong 5 năm tới theo thống kê của hội đồng giáo dục huyện và các trường THPT. Hầu hết các em học sinh bậc THPT của huyện Đại Từ đều ngoan, có sự nỗ lực vươn lên trong rèn luyện và học tập nên có kết quả tốt trong quá trình học tập và rèn luyện ở các trường phổ thông; bên cạnh đó còn một số em còn mải chơi, sa đà vào các trò chơi bạo lực, đua đòi chơi bời dẫn đến vi phạm đạo đức lối sống của người học trò, thậm trí còn vi phạm pháp luật…
Chất lượng giáo dục đại trà ổn định: Tỷ lệ học sinh lên lớp thẳng hàng năm đạt từ 96 đến 98%; Học sinh xếp loại học lực khá, giỏi tăng theo các năm học, có nhiều học sinh đạt giải khu vực và toàn quốc các môn văn hóa.
Chất lượng giáo dục toàn diện có nhiều tiến bộ: Tỷ lệ học sinh có hạnh kiểm tốt và học lực từ khá trở lên ngày càng tăng; Tuy nhiên, tỷ lệ học sinh có
hạnh kiểm và học lực từ trung bình trở xuống chưa được thuyên giảm đáng kể. Cụ thể, xét trên tổng số học sinh của ba trường THPT trên địa bàn huyện Đại Từ - Thái Nguyên.
Về kết quả học lực của các em học sinh:
Hàng năm các trường THPT đồng bộ tổ chức kiểm tra chất lượng sau mỗi học kì theo đề kiểm tra chung, sắp xếp toàn khối theo đơn vị các phòng thi; đánh giá chính xác năng lực học tập của học sinh và kết quả cho thấy:
Năm học Giỏi (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%) Kém (%)
2010 – 2011 3,2 27,5 57,3 11,6 0,4
2011 – 2012 4,0 32,5 53,3 9,7 0,5
2012 – 2013 4,6 35,0 52,2 8,0 0,2
Về kết quả rèn luyện hạnh kiểm:
Trong giám sát quá trình rèn luyện của học sinh không chỉ trong giờ học, trong trường mà cả quá trình học sinh tham gia các hoạt động xã hội khác tại địa phương, cũng gắn vào tiêu chí đánh giá xếp loại hạnh kiểm hàng tháng của GVCN, các trường THPT có những yêu cầu khá chi tiết, cụ thể đối với học sinh trong quá trình rèn luyện tại các nhà trường, kết quả cụ thể:
Năm học Tốt (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%)
2010 – 2011 63,5 24,0 11,0 1,5
2011 – 2012 62,0 25,0 11,0 2,0
2012 – 2013 66,2 23,5 9,0 1,3
Giáo dục mũi nhọn có nhiều tiến bộ, có học sinh đạt giải khu vực kì thi giải toán trên máy tính cầm tay; giải toàn quốc kì thi tiếng Anh trên mạng Internet và nhiều giải cấp tỉnh. Trong khi đó, sự nỗ lực phấn đấu của học sinh tại các trường khác nhau là chưa đồng bộ.
Tuy vậy, cũng có thể đánh giá một cách tổng thể: Các nhà trường đã có sự đầu tư bên cạnh việc dậy chữ còn rất quan tâm dậy học sinh làm người; Số học sinh vi phạm pháp luật đã giảm đáng kể, không có học sinh vi phạm các tệ nạn xã hội, không có học sinh vô lễ với thầy cô giáo...
100% cán bộ QL tại các trường THPT trên toàn huyện là trẻ, có độ tuổi bình quân 42 tuổi; số năm công tác QL, đang ở nhiệm kì thứ nhất của lần bổ nhiệm đầu tiên…Các đồng chí đều hăng hái, nhiệt tình trong công tác, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm trước mọi công việc; Trình độ đào tạo chuẩn và đáp ứng nhu cầu đổi mới của giáo dục và đào tạo trong thời kì hiện nay
Bảng 2.1. Chất lƣợng đội ngũ CBQL và GV các trƣờng THPT Chức
danh Tổng
Trong đó chia ra
Đảng viên Trên chuẩn Đạt chuẩn Dƣới chuẩn
SL % SL % SL % SL %
CBQL 10 10 100 5 50 5 50 0 0
Giáo viên 202 182 90,1 48 23,8 154 76,2 0 0 Tổng số 212 192 90,6 53 25,0 159 75,0 0 0
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2012 - 2013