Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở trường trung học phổ thông Huyện Đại Từ, Thái Nguyên (Trang 76 - 79)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4.2. Nguyên nhân

Phần lớn Ban chỉ đạo các nhà trường nhận thức chưa đúng về vai trò của mình trong QL GD KNS. Vì thành tích, vì chất lượng chuyên môn nên nhà trường còn xem nhẹ hoạt động giáo dục KNS như: hoạt động tình nguyện tại chỗ, hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao; tổ chức các câu lạc bộ chuyên đề, giáo dục lịch sử địa phương, truyền thống yêu nước, tôn sư trọng đạo…, mà chỉ dành phần lớn thời gian, nhân lực, tài lực, vật lực trong nhà trường tập trung cho hoạt động chuyên môn, hoạt động trong giờ học.

Chính vì nhận thức từ lãnh đạo nhà trường chưa cao, nên cán bộ giáo viên, nhân viên cũng còn xem nhẹ hoạt động này, vẫn cho GD KNS là hoạt động “phụ”, hoạt động nề nếp, hoạt động đoàn... Do đó GD KNS còn mang tính hình thức, chiếu lệ, nội dung nghèo nàn, hình thức đơn điệu, sơ sài chưa phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, chưa thu hút các em tham gia. Nên cần thiết phải có sự vào cuộc toàn diện của các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội trong nhà trường

Các chế độ hỗ trợ ưu đãi cho GV nói riêng và Ban chỉ đạo nói chung khi tham gia GD KNS không có cho nên một bộ phận GV, cán bộ Đoàn còn thiếu nhiệt tình, thiếu sáng tạo trong các tổ chức, các hoạt động còn mang tính đối phó, hình thức. Công tác phối kết hợp giữa các lực lượng chưa thường xuyên, thiếu chặt chẽ, liên kết rời rạc nên không phát huy được sức mạnh trí tuệ tập thể. Bởi

vậy, hiệu trưởng cần thiết phải tổ chức tuyên truyền giáo dục, vận động thuyết phục để có được sự vào cuộc của toàn thể CBGV, học sinh để kế hoạch triển khai sâu rộng và thực hiện đạt hiệu quả; đồng thời phải chú ý bồi dưỡng đội ngũ trực tiếp thực hiện kế hoạch GD KNS trong nhà trường.

Công tác kiểm tra, đánh giá về hoạt động này của ban giám hiệu nhà trường chưa sâu sát nhất là công tác xây dựng tiêu chí đánh giá GD KNS và công tác rút kinh nghiệm. Vì ít kiểm tra giám sát nên GV cũng xem nhẹ đánh giá, xếp loại học sinh, phần lớn còn đánh giá chung chung, cào bằng. Theo yêu cầu trong Điều lệ trường trung học, trong quá trình đánh giá xếp loại học sinh nhất thiết phải có lời nhận xét của giáo viên bộ môn giáo dục công dân….

Nhà trường chưa tranh thủ được các nguồn lực cho GD KNS. Công tác xã hội hoá giáo dục còn chậm vì nhà trường ở vùng nông thôn điều kiện kinh tế gia đình HS khó khăn, nhận thức một bộ phận CMHS còn hạn chế, nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động còn quá ít so với nhu cầu đáp ứng tối thiểu để tổ chức các hoạt động một cách thường xuyên và quy mô hơn.

Một nguyên nhân giữ vai trò chủ đạo dẫn đến thành công của mỗi hoạt động, đó là sự vào cuộc của tập thể lớp học sinh và ý thức của mỗi người học khi thực hiện kế hoạch GD KNS của hiệu trưởng.

Kết luận chƣơng 2

Công tác QL GD KNS của hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Thái Nguyên nói chung và các trường huyện Đại Từ nói riêng đã có những hướng chuyển biến tích cực. Tuy nhiên qua phân tích thực trạng công tác QL GD KNS của các nhà trường còn bộc lộ những hạn chế nhất định: Nhận thức của một số giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội chưa đúng mức; phương pháp, biện pháp tổ chức QL chậm đổi mới; nội dung, hình thức còn nghèo nàn; hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của CBQL và GV chưa đi vào chiều sâu.

Nguyên nhân của tình trạng trên bắt nguồn từ nhận thức của hiệu trưởng chưa có biện pháp phù hợp, thiếu sự phối hợp đồng bộ với các tổ chức ngoài

nhà trường cũng như với chính quyền địa phương nơi cư trú. Nhìn chung công tác QL GD KNS mới làm tốt công tác kế hoạch, có tổ chức nhưng điều kiện còn nhiều hạn chế.

Việc tích hợp GD KNS vào các bài giảng cúng như các hoạt động còn gặp không ít những khó khăn và hạn chế. Để làm tốt điều này hiệu trưởng cùng đội ngũ cán bộ chủ chốt trong nhà trường cần bàn bạc, thống nhất xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo quá trình thực hiện và kiểm tra đánh giá sao cho phù hợp với điều kiện đặc thù riêng của mối nhà trường và địa bàn dân cư, vừa đáp ứng mục tiêu QL GD KNS, tránh thực hiện cho xong kế hoạch mà không tính đến hiệu quả công việc. Trong chỉ đạo chuyên môn, hiệu trưởng cần thấy nâng cao chất lượng, sự lôi cuốn không đòi hỏi nhiều về kinh phí và thời gian mà đòi hỏi tâm huyết, tính linh hoạt và nhạy bén trong tích hợp, lồng ghép vào mỗi chi tiết nhỏ trong bài giảng, trong quá trình tuyên truyền. Vì vậy cần phải có biện pháp QL GD KNS hợp lý, khoa học để khắc phục những tồn tại trên.

Chƣơng 3

ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

HUYỆN ĐẠI TỪ - THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở trường trung học phổ thông Huyện Đại Từ, Thái Nguyên (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)