Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi, hiệu quả các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở trường trung học phổ thông Huyện Đại Từ, Thái Nguyên (Trang 98 - 101)

8. Cấu trúc của luận văn

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi, hiệu quả các biện pháp đề xuất

Trên cơ sở kết quả khảo sát thực trạng bước 1, sau đó tác giả tập trung khảo sát hỏi sâu một số thực trạng phục vụ cho trưng cầu ý kiến khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi hiệu quả một số biện pháp đề xuất cơ bản. Lần này số liệu trưng cầu ý kiến như sau:

- Đối tượng: CBQL và GV các trường THPT huyện Đại Từ. - Số lượng: 67 người (trong đó GV: 59; CBQL: 8)

Qui định các mức khả năng thực hiện cần thiết, khả thi của mỗi biện pháp, lượng hoá bằng giá trị thang điểm đánh giá từ 1 đến 3 điểm:

- Thấp nhất: 1 điểm; Trung bình: 1,5 điểm; Cao nhất: 3 điểm. - Cụ thể: Rất cần thiết - Rất khả thi: 3 điểm.

- Cần thiết - Khả thi: 2 điểm.

- Không cần thiết - Không khả thi: 1 điểm. - Điểm tối đa cho mỗi biện pháp: 3 điểm.

- Điểm trung bình cho mỗi biện pháp: 1,5 điểm.

- Tổng hợp kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi các biện pháp trên đối tượng CBQL,GV.(Bảng 3.1).

Các số liệu về kết quả điểm khảo nghiệm ở bảng 3.1 cho thấy mức độ tính cần thiết và tính khả thi đều ở trên mức trung bình 1,5 điểm. Điểm bình quân cho mức độ cần thiết đạt từ 2,66 điểm đến 2,76 điểm; điểm bình quân cho mức độ khả thi đạt từ 2,64 điểm đến 2,85 điểm.

Nhìn vào giá trị thang điểm đánh giá bảng 3.1 tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. Ta thấy các biện pháp đã khảo nghiệm đạt điểm khả thi và có mối tương quan bền vững.

Kết quả khảo nghiệm còn cho thấy có sự đồng pha trong việc đầu tư tổ chức quản lý GD KNS với việc nâng cao chất lượng GD toàn diện. Điều đó chứng minh tính khả thi hiệu quả của các biện pháp quản lý GD KNS của hiệu trưởng các trường THPT huyện Đại Từ - Thái Nguyên, đã đề xuất và có thể áp

Bảng 3.1. Kết quả điểm khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp TT Tên các biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi RCT CT KCT X RKT KT KKT X 3

đỉểm điểm 2 điểm 1 điểm 3 điểm 2 điểm 1

1

Chỉ đạo các tổ chức XH, GVCN, tổ CM tuyên truyền GD, nâng cao nhận thức về QL GD KNS cho GV, HS.... 46 19 2 2.66 46 18 3 2.64 2 Kiện toàn, củng cố và phát huy vai trò BCĐ 51 13 3 2.72 52 13 2 2.75 3

Phát huy vai trò của ĐTN, tổ chức phối hợp các lực lượng XH nâng cao hiệu quả GD KNS

53 11 3 2.75 55 11 1 2.81

4

Chỉ đạo tổ CM bồi dưỡng đội ngũ GV tham gia tổ chức GD KNS

48 16 3 2.67 49 16 2 2.70

5

Hiệu trưởng XD cơ chế phát huy vai trò chủ thể HS, tập thể HS trong GD KNS

54 10 3 2.76 57 10 0 2.85

6

Đầu tư CSVC và các điều kiện khác cho giáo dục KNS

50 15 2 2.72 55 10 2 2.79

7

Chỉ đạo đổi mới công tác thi đua khen thưởng, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm trong GD KNS

49 15 3 2.69 53 12 2 2.76

Kết luận chƣơng 3

Dựa vào cơ sở lý luận đã nêu ở chương 1, cùng với cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn và kết quả, phân tích, đánh giá khoa học, đúng thực trạng công tác quản lý GD KNS của hiệu trưởng các trường THPT huyện Đại Từ - Thái Nguyên ở chương 2. Em xin được đề xuất 7 biện pháp quản lý GD KNS của hiệu trưởng các trường THPT huyện Đại Từ - Thái Nguyên trong giai đoạn

hiện nay ở chương 3. Các biện pháp tập trung giải quyết các vấn đề tương đối mới như: Tổ chức tuyên truyền GD, nâng cao nhận thức về GD KNS cho CBQL, GV, HS và các lực lượng GD khác; Kiện toàn, phát huy vai trò BCĐ; Phát huy vai trò nòng cốt của Đoàn thanh niên và các lực lượng xã hội; Liên kết phối hợp các lực lượng GD; Chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn, GVCN, bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ GV; Khuyến khích, phát huy tối đa vai trò chủ thể của HS và tập thể lớp HS; Đầu tư CSVC, TBĐH, tài chính; Đổi mới công tác thi đua khen thưởng, kiểm tra, đánh giá… Mỗi biện pháp đều có tầm quan trọng riêng trong mối quan hệ hữu cơ với nhau, có thể tồn tại độc lập nhưng không tách rời nhau. Chúng tạo thành một mối quan hệ vững chắc, bổ sung cho nhau trong cả quá trình quản lý.

Qua hệ thống phiếu trưng cầu ý kiến tại các trường THPT huyện Đại Từ - Thái Nguyên, tác giả đã tiến hành khảo nghiệm trên các đối tượng là CBQL và GV của nhà trường về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất. Kết quả khảo nghiệm cho phép tác giả mạnh dạn đi đến kết luận: Các biện pháp nêu trên tuy chưa phải là một hệ thống đầy đủ toàn diện, song đó là những biện pháp chủ yếu cơ bản có tính cấp thiết, làm nền tảng cho cho hệ thống các biện pháp, nhằm tăng cường chất lượng quản lý GD KNS của hiệu trưởng các trường THPT trong phạm vi khả năng, điều kiện hiện có của mỗi nhà trường hiện nay. Người CBQL giỏi, có năng lực sẽ biết vận dụng linh hoạt, mềm dẻo, khéo léo, khoa học và hợp lý các biện pháp tùy vào điều kiện hiện có của đơn vị, với biện pháp đó chắc chắn rằng, công tác quản lý GD KNS sẽ đạt hiệu quả cao, góp phần trực tiếp vào việc nâng cao chất lượng GD toàn diện cho HS THPT trong nhiệm vụ đổi mới căn bản và toàn diện GD bậc phổ thông hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở trường trung học phổ thông Huyện Đại Từ, Thái Nguyên (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)