Thực trạng quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT huyện

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở trường trung học phổ thông Huyện Đại Từ, Thái Nguyên (Trang 68 - 73)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3. Thực trạng quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT huyện

Đại Từ - Thái Nguyên

2.3.1. Thực trạng lập kế hoạch

Trước khi xây dựng kế hoạch GD KNS cho học sinh, hiệu trưởng cần xác định nội dung các KNS cần giáo dục cho học sinh; Xác định các hình thức hoạt động phù hợp và thực hiện từng bước theo quy trình cụ thể; Trong công tác quản lí đội ngũ của hiệu trưởng các trường THPT, xác định một hướng đi đúng đắn, cụ thể để toàn thể CBGV và học sinh thực hiện là điều quan trọng và cần thiết.

Bảng 2.7. Đánh giá về thực trạng lập kế hoạch của hiệu trƣởng

TT QL các kế hoạch cụ thể Các mức độ thực hiện

Tốt (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%)

01 Kế hoạch tập huấn cho GVCN,

GVBM 98(62,0) 60(38,0) 0 0

02 Kế hoạch thực hiện hoạt động GD

KNS 98(62,0) 60(38,0) 0 0

03 Kế hoạch thao giảng, dậy mẫu 65(41,1) 70(44,3) 23(14,6) 0 04 Kế hoạch phối hợp với các tổ chức xã

hội, chính trị - xã hội trong trường 80(50,6) 75(47,5) 3(1,9) 0 05 Kế hoạch phối hợp với các tổ chức xã

hội ngoài nhà trường 55(34,8) 62(39,2) 40(25,3) 1(0,7) 06 Kế hoạch phối hợp với chính quyền

* Nhận xét: Kết quả khảo sát về thực trạng lập kế hoạch GD KNS cho thấy, đội ngũ CBQL các trường THPT trên địa bàn huyện Đại Từ - Thái nguyên đều đã thực hiện tốt chức năng lập kế hoạch trong quá trình quản lí của mình, cụ thể: 100% GVCN và GVBM được tham gia các lớp tập huấn do ngành và nhà trường triển khai; Được đánh giá rất cao công tác lập kế hoạch GD KNS, 100% được đánh giá từ khá trở lên. Tuy nhiên, công tác phối hợp ở các nhà trường thực hiện chưa triệt để và kết quả cho thấy trên 25% CBQL và GV đánh giá là công tác phối hợp với các tổ chức ngoài nhà trường và đặc biệt với chính quyền địa phương nơi cư trú đạt ở mức từ trung bình trở xuống

Thực tế cho thấy, công tác phối hợp thông qua nhiều hình thức và cũng sẽ có những hiệu quả nhất định khác nhau: Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường với công an cấp huyện và lãnh đạo UBND cấp xã, chỉ đạo Ban công an quản lí sát sao tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đồng thời thông tin kịp thời để phối hợp với các nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức học sinh; Xây dựng quy chế phối hợp giữa tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhà trường với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cấp xã trong chương trình rèn luyện Đoàn viên hàng năm, đồng thời nắm bắt thông tin qua đường dây nóng của tổ chức Đoàn; …

2.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện KH của CBQL

Đại Từ là một huyện đông dân cư và có khoảng cách tới trung tâm thành phố là không xa, nên có khả năng thu hút nguồn nhân lực từ trung tâm về công tác trong tất cả các lĩnh vực là đông, trong đó có giáo dục và đào tạo.

Trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch của nhà trường về GD KNS cho học sinh, cần thiết phải có sự vào cuộc của tổng hòa cac lực lượng trong và ngoài nhà trường. Vì vậy, để tổ chức thực hiện thành công thi nhà QL cần vận dụng linh hoạt để cùng một lúc cung cấp được các thông tin một cách đày đủ nhất tới người học: GV giảng dậy trên lớp, cần sắp xếp nội dung tích hợp GD KNS sao cho phù hợp với nội dung bài giảng, không khô cứng, không nhàm

chán…; Các hoạt động tập thể hình thành được cho học sinh khả năng vận dụng kiến thức chuyên môn, kiến thức xã hội giúp học sinh tự rèn luyện bản thân; Các cơ quan chuyên môn, cung cấp kiến thức pháp luật, kiến thức lịch sử… thông qua các buổi nói chuyện chuyên đề; Gia đình học sinh giúp các em có niềm tin vào nhà trường, vào các kiến thức khoa học và giúp các em có một hướng đi đúng đắn nhất…

Bảng 2.8. Đánh giá tổ chức thực hiện kế hoạch GD KNS của hiệu trƣởng TT Thực trạng tổ chức thực hiện kế

hoạch QL GD KNS tại nhà trƣờng

Các mức độ thực hiện

Tốt (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%)

01 Tích hợp vào các bài giảng trên

lớp của GVBM 103(65,2) 35(22,2) 20(12,6) 0 02

Công tác phối hợp với các tổ chức trong trường (BĐD CMHS; Hội

KH; Hội TTHS; Đoàn TN) 100(63,3) 50(31,6) 8(5,1) 0 03 Triển khai kế hoạch tới toàn thể

CBGV, CNV trong trường 52(32,9) 88(55,7) 15(9,5) 3(1,9) 04

Công tác phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức

ngoài nhà trường 55(34,8) 67(42,4) 20(12,7) 16(10,1) 05 Thực hiện với các tập thể lớp học

sinh 97(61,4) 52(32,9) 9(5,7) 0

06

Xây dựng nội quy cơ quan, cung cấp cho CBGV, CNV kiến thức GD KNS

112(70,9) 45(28,5) 1(0,6) 0 * Nhận xét: Kết quả cho thấy, có tới trên 60% ý kiến đánh giá rất cao về công tác tổ chức thực hiện kế hoạch như tích hợp nội dung kế hoạch vào các bài giảng chính khóa và cũng như trong hoạt động ngoài giờ; phối hợp với các tổ chức xã hội và chính trị - xã hội trong nhà trường; tổ chức chỉ đạo xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn cũng như chỉ đạo các tập thể lớp học sinh thực hiện kế hoạch GD KNS. Tuy nhiên công tác tổ chức phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức, cơ quan, đơn vị ngoài nhà trường không hiệu quả và chưa được đánh giá cao, có tới 20% đánh giá từ trung bình trở xuống; đặc biệt trong tổ chức thực hiện tới GVCN và GVBM còn trên 10% đánh giá ở mức độ trung bình và yếu. Nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng ủy, Ủy ban nhân dân cấp xã

còn thờ ơ với các văn bản đề xuất phối hợp của các nhà trường; hoặc chỉ giao cho Ban công an địa phương tiếp nhận và trả lời văn bản; Năng lực làm việc của Ban công an cấp xã thấp hoặc còn ngại va chạm khi giải quyết việc học sinh vi phạm trong khu vực quản lí...

Điều đó cho thấy, quá trình tổ chức thực hiện trong các nhà trường chưa được thực hiện một cách đồng bộ; Chưa tận dụng triệt để lực lượng xã hội tại địa phương dẫn đến hiệu quả của việc thực hiện là không cao.

2.3.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện KH của CBQL

Đối với các tổ chuyên môn, tổ chức chính trị xã hội và tổ chức xã hội trong trường THPT huyện Đại Từ - Thái Nguyên, ngoài việc xây dựng một kế hoạch chi tiết, đầy đủ, khả thi và tổ chức thực hiện tới các tổ chuyên môn, các tổ chức xã hội trong nhà trường thì rất cần phải chỉ đạo thực hiện kế hoạch thực sự hiệu quả trong các nội dung

Bảng 2.9. Đánh giá công tác chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch GD KNS của hiệu trƣởng TT Thực trạng thực hiện kế hoạch QL GD KNS tại nhà trƣờng Các mức độ thực hiện Tốt (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%) 01

Việc lựa chọn bộ môn tích hợp GD KNS vào bài giảng trong giờ học

trên lớp 58(36,7) 72(45,6) 28(17,7) 0

02 Tuyên truyền hàng tuần vào giờ

sinh hoạt tập thể 143(90,5) 15(9,5) 0 0

03

Cung cấp thông tin cần thiết tới học sinh trong các giờ sinh hoạt đầu

tuần 125(79,1) 25(15,8) 8(5,1) 0

04 Giáo dục lịch sử địa phương; giáo

dục pháp luật; giáo dục giới tính… 130(82,3) 25(15,8) 3(1,9) 0 05

GD KNS thông qua các hoạt động tập thể (GD ngoài giờ lên lớp; hoạt động tình nguyện; hoạt động từ thiện…)

95(60,1) 50(31,6) 5(3,2) 8(5,1)

06

Phát động các đợt thi đua ngắn ngày trong các lớp HS theo chủ đề, chủ điểm vào các ngày lễ lớp trong năm học

* Nhận xét: Qua kết quả khảo sát cho thấy, các nhà QLGD trên địa bàn huyện Đại Từ - Thái Nguyên thực hiện rất tốt công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch QL GD KNS với một số phần việc cụ thể như: Trong giờ sinh hoạt đầu tuần, hoạt động ngoài giờ lên lớp, gắn với các hoạt động thi đua định kì trong cả năm học, giáo dục lịch sử địa phương, giáo dục giới tính hay hoạt động từ thiện.... Tuy nhiên, công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch QL GD KNS chưa thực sự đúng quy trình khoa học, công tác tổ chức thực hiện được đánh giá mờ nhạt nhưng chỉ đạo thực hiện lại được đánh giá rất cao. Có thể đặt giả thiết, các nhà QL đang vận dụng phương pháp cầm tay chỉ việc, điều chỉnh trực tiếp kế hoạch thông qua hiệu quả công việc của mỗi giáo viên. Nếu vậy, hiệu quả công việc đạt được chỉ là nhất thời, áp dụng đúng cho một số đối tượng và đặc biệt không khoa học.

2.3.4. Đánh giá thực hiện KH của CBQL

Trong công tác quản lí nói chung và quản lí giáo dục của hiệu trưởng nói riêng, công tác kiểm tra đánh giá là khâu không thể thiếu và buộc mỗi nhà QLGD cần phải làm thật tốt việc đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch đề ra.

Bảng 2.10. Công tác đánh giá GD KNS của hiệu trƣởng

TT Thực trạng công tác đánh giá QL GD KNS của hiệu trƣởng Các mức độ thực hiện Tốt (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%) 01 Kết quả nhận thức của GVCN, GVBM trong đợt tập huấn GD KNS 106(67,1) 52(32,9) 0 0 02 Hiệu quả công tác QL GD KNS 102(64,6) 56(35,4) 0 0 03

Giáo viên vận dụng, tích hợp nội dung GD KNS vào một số bài giảng phù hợp

150(94,9) 8(5,1) 0 0

04 Kết quả phối hợp với các tổ chức

xã hội trong trường 100(63,3) 58(36,7) 0 0 05

Kết quả phối hợp với công an địa phương, các tổ chức chính trị xã hội ngoài nhà trường

87(55,1) 52(32,9) 19(12,0) 0 06 Kết quả phối hợp với chính quyền

* Nhận xét: Kế hoạch GD KNS tại các trường THPT huyện Đại Từ - Thái Nguyên cho thấy, CBQL được đánh giá rất cao về kết quả nhận thức của GVCN và GVBM qua các lớp tập huấn, hiệu quả QL GD KNS; GVBM tích hợp nội dung GD KNS vào các bài giảng trên lớp hoặc GVCN trong các buổi sinh hoạt tập thể và đặc biệt là có sự vào cuộc của các tổ chức xã hội trong nhà trường. Tuy nhiên, vẫn cần lưu ý công tác phối hợp của lãnh đạo các nhà trường với các tổ chức xã hội ngoài nhà trường và đặc biệt chính quyền địa phương nơi cư trú vẫn chưa được đánh giá cao trong GD KNS cho học sinh. Điều đó có thể thấy khi giáo dục những học sinh cá biệt vẫn chỉ là nhiệm vụ của các nhà trường và các tổ chức trong trường, chưa có sự vào cuộc của địa phương và các tổ chức xã hội, tổ chức chính trị xã hội tại địa phương quan tâm, và như vậy công tác giáo dục KNS chưa thể đạt hiệu quả cao nhất.v.v.

2.4. Đánh giá về thực trạng quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT huyện Đại Từ - Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở trường trung học phổ thông Huyện Đại Từ, Thái Nguyên (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)