Đầu tư CSVC và các điều kiện khác cho GD KNS

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở trường trung học phổ thông Huyện Đại Từ, Thái Nguyên (Trang 93 - 94)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.6. Đầu tư CSVC và các điều kiện khác cho GD KNS

+ Mục tiêu

Tăng cường đầu tư CSVC, TBDH, tài chính và các điều kiện khác cho GD KNS là tạo thuận lợi về vật chất, phương tiện, tài liệu... cho hoạt động, từ đó xây dựng niềm tin và nhiệt huyết cho các lực lượng GD tham gia có hiệu quả.

Muốn vậy, hiệu trưởng cần phối kết hợp với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội, Ban đại diện CMHS... huy động các nguồn lực tài chính, tăng cường CSVC và trang thiết bị phục vụ cho quá trình thực hiện nhằm nâng cao chất lượng GD KNS.

+ Nội dung và cách thực hiện:

- Nhà quản lí phải năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Có tầm nhìn chiến lược về xây dựng, tăng cường CSVC phục vụ trước mắt và lâu dài cho GD KNS trên cơ sở phát huy nội lực từ nhà trường là chính, bên cạnh cần phải linh hoạt vận dụng tốt cơ chế nhà nước và cộng đồng cùng làm, xã hội hoá CSVC nằm trong công tác xã hội hoá GD.

- Hiệu trưởng có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp, mua sắm mới, bổ sung CSVC cho hoạt động hàng năm. Chỉ đạo quản lý sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm

và phát huy tối đa các điều kiện CSVC, TBDH hiện có, chống thất thoát, lãng phí. Sử dụng nguồn kinh phí cho hoạt động cần đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch, đúng mục đích, đúng nguyên tắc tài chính.

- Huy động xây dựng quĩ GD KNS từ nhiều nguồn: từ ngân sách chi thường xuyên của nhà nước; từ nguồn thu học phí; từ quĩ Hội khuyến học khuyến tài; từ đóng góp tự nguyện của các nhà tài trợ; sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, cộng đồng, các tổ chức, doanh nghiệp...

- Huy động HS tham gia lao động vệ sinh, xây dựng khuôn viên nhà trường xanh - sạch - đẹp - an toàn, trồng cây bóng mát với mật độ thích hợp, tạo cảnh quan văn hóa sư phạm trong nhà trường.

- Bố trí các khối chức năng, khu hoạt động tập thể hợp lý, thuận lợi cho GD KNS để hoạt động này không gây ảnh hưởng đến giờ học trên lóp.

- Thực tiễn cho thấy, ở khu vực nông thôn, miền núi vùng sâu, vùng xa biên giới hải đảo việc tăng cường CSVC, TBDH có khó khăn hơn so với các trường ở khu vực thành thị. Nhưng nếu các nhà quản lí biết linh hoạt vận dụng sự ủng hộ tự nguyện của CMHS phù họp với điều kiện của cộng đồng, sự quan tâm giúp đỡ của các cấp quản lý vẫn có thể tăng cường được CSVC cho GD KNS.

+ Điều kiện thực hiện

-Có kế hoạch tăng cường CSVC năm học phù họp với khả năng và điều kiện thực tế nhà trường.

-Hiệu trưởng phải năng động hơn nữa và sáng tạo trong việc xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường với chính quyền địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp, các đoàn thể ngoài nhà trường.

-Thực hiện hiệu quả công tác xã hội hoá giáo dục.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở trường trung học phổ thông Huyện Đại Từ, Thái Nguyên (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)