Học để tự khẳng định mình – kĩ năng sống liên quan đến “giá trị”

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở trường trung học phổ thông Huyện Đại Từ, Thái Nguyên (Trang 44 - 112)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.4.Học để tự khẳng định mình – kĩ năng sống liên quan đến “giá trị”

Học để tự khẳng định mình nêu lên một nguyên tắc rất cơ bản của GD. Đây cũng là tiền đề cho việc GD KNS, góp phần hoàn thiện sự phát triển của con người- trí não và thể chất, trí thông minh, sự nhạy cảm, gu thẩm mĩ, tinh thần. Người học cần phải được tiếp cận một nền GD mang lại cho các em những kiến thức và kĩ năng cần thiết để phát triển cách tư duy và phán xét độc lập, để các em có thể tự mình đưa ra cách hành xử đúng đắn trong những hoàn cảnh khác nhau. Sự phát triển này của một người, bắt đầu từ khi sinh ra và tiếp

tục cho đến hết cuộc đời, là một quá trình biện chứng dựa vào kiến thức mình có và các mối quan hệ với người khác. Với tư cách là một phương tiện đào tạo cá tính GD phải là một quá trình đặc thù hóa cao độ và cũng là một kinh nghiệm xã hội mang tính tương tác cao. GD phải giúp người học có khả năng tự giải quyết các vấn đề của mình, tự ra quyết định và tự chịu trách nhiệm về những quyết định đó. Nhiệm vụ cấp bách của GD hiện nay là đảm bảo cho mọi người có được sự tự do trong tư duy, phán xét, cảm nhận, sáng tạo để phát triển tài năng của mình và kiểm soát được cuộc sống của mình càng nhiều càng tốt. Ở trường học, nghệ thuật và thơ văn cần phải có chỗ đứng quan trọng hơn so với hiện nay, mối quan tâm phát triển trí tưởng tượng và óc sáng tạo cũng sẽ khôi phục lại giá trị của nền văn hóa và tri thức truyền miệng được đúc kết từ kinh nghiệm của con người. Do đó, mục tiêu của phát triển là phát triển con người; bằng tất cả sự phong phú trong tính cách của mình, mỗi người có thể diễn đạt được những phức tạp trong suy nghĩ bằng nhiều hình thức khác nhau và làm tốt những vai trò khác của mình.

1.5. Quản lý giáo dục kĩ năng sống ở trƣờng THPT

1.5.1. Vị trí, vai trò của Hiệu trưởng

Xây dựng kế hoạch là điểm khởi đầu cho một chu trình QL khoa học mà người QL nào cũng phải thực hiện. Hiệu trưởng QL hoạt động GD KNS cũng bắt đầu từ việc xây dựng kế hoạch.

Từ đầu năm học, hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn, các tổ chức xã hội và phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội trong và ngoài nhà trường về việc xây dựng kế hoạch năm học, trên cơ sở bám sát kế hoạch phát triển giáo dục của nhà trường (được sở GD&ĐT duyệt từ trước khi kết thúc năm học liền trước). Trong đó có kế hoạch chi tiết để tích hợp nội dung giáo dục KNS cho học sinh thông qua các mảng nội dung chính như: lồng ghép vào các bài dậy trong các giờ học chính khóa của từng tổ chuyên môn; lồng ghép vào các hoạt động tập thể diễn ra định kì trong năm của các tổ chức xã hội và chính trị xã

hội; lồng ghép trong các chương trình ngoại khóa của nhà trường, thông qua Ban hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, Ban hướng nghiệp dậy nghề…

1.5.2. Chức năng QL GD KNS

1.5.2.1. Lập kế hoạch giáo dục kĩ năng sống

Yêu cầu kế hoạch hoạt động GD KNS phải được xây dựng phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương, đáp ứng nhiệm vụ trọng tâm của năm học. Tránh tình trạng xây dựng kế hoạch không đồng nhất với phân phối chương trình chung của Bộ GD&ĐT ban hành. Phải có kế hoạch riêng cho từng khối lớp trong mỗi nhà trường, cho từng đối tượng cá biệt cần quan tâm trong nhà trường.

1.5.2.2. Tổ chức thực hiện GD KNS

Điều 15, Luật GD nêu rõ: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục”; Điều 16 nêu: “cán bộ QLGD giữ vai trò quan trọng trong tổ chức, quản lí, điều hành các hoạt động giáo dục”. Điều đó cho thấy chất lượng GD được tạo ra bởi sự tương tác giữa người dậy và người học, giữa người QL và người thực thi công việc trong nhà trường

QL đổi mới quan hệ tương tác giữa giáo viên và học sinh, để thực hiện GD giá trị sống, KNS đạt hiệu quả cao, trước hết nhà trường phải đầu tư xây dựng đội ngũ giáo viên tốt về phẩm chất, năng lực, đồng bộ về cơ cấu và đủ về số lượng để có thể tự tin, sáng tạo đứng trên bục giảng phân tích những giá trị sống mà xã hội đang cần ở các em và những KNS cần thiết mà các em cần trang bị để có cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhà trường cần đẩy mạnh công tác bồi dưỡng và tổ chức các hoạt động nhằm bồi dưỡng giáo viên về chủ đề giáo dục giá trị sống, KNS. Từ đó giúp giáo viên tạo động lực phát triển nghề nghiệp, tích cực thay đổi cách dậy, tạo phong trào học tập mới cho trò và sử dụng nhiều dạng thức khác nhau để khích lệ sự tham gia tích cực của trò vào quá trình giáo dục. Đồng thời, hiệu trưởng nhà trường cần tạo điều kiện, môi trường và đưa ra các kĩ thuật học tập tích cực nhằm kích thích động cơ dậy học của thầy và động

Hiệu trưởng cần hỗ trợ xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa bạn học, giữa thầy - trò và giữa các thầy cô giáo…Mỗi thầy giáo, cô giáo phải là tấm gương sáng về văn hóa học đường cho các em học sinh, từ trang phục đến phong cách làm việc, kĩ năng giao tiếp, ứng xử trước học sinh, CMHS và đồng nghiệp. Sự tận tụy, yêu thương chân thành của mỗi thầy cô giáo sẽ tác động trực tiếp đến nhận thức và hành vi của học sinh với mọi người chung quanh. Hiệu trưởng cần phát huy cao độ mối quan hệ giữa GVCN với học sinh và CMHS, nâng cao vai trò của GVCN lớp trong việc đảm nhận trách nhiệm hình thành nếp sống văn hóa cho học sinh: cần đảm bảo không để định kiến xảy ra trong lớp; dậy học sinh biết lắng nghe, chia sẻ và tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể như bảo vệ môi trường, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống bạo lực học đường….Đặc biệt GVCN lớp cần được chia sẻ để tổ chức, dẫn dắt các hoạt động tập thể của lớp chủ nhiệm như hoạt động Đoàn TNCS Hồ Chí Minh… nhằm giúp các tổ chức này phát huy tích cực vai trò của tổ chức trong việc giáo dục đạo đức lối sống theo chuẩn mực văn hóa thông qua việc tổ chức các hoạt động hữu ích, gắn với thực tế đời sống xã hội.

1.5.2.3. Chỉ đạo thực hiện GD KNS

Phát triển nội dung, chương trình và tư liệu dậy học: Tài liệu và kế hoạch dậy học là những thành tố cốt lõi của GD, đó là thành phần bổ trợ cho mỗi giáo viên và học sinh muốn tìm tòi, hiểu sâu hơn về vấn đề cần quan tâm. Hiệu trưởng cần chủ động xây dựng chương trình, giáo trình dậy giá trị sống, KNS cho trường mình. Nội dung GD giá trị sống, KNS cần phù hợp với kinh nghiệm, nhu cầu của cả học sinh nam và nữ và của cả xã hội. Các chủ đề giá dục giá trị sống và KNS cần phải được đưa ra mô hình thức hành về kĩ năng tư duy - phê phán, kĩ năng giải quyết vấn đề, ra quyết định (Học để biết); các kĩ năng thức hành để thực hiện những hành vi mong muốn (Học để làm); các kĩ năng giao tiếp liên nhân cách (Học để cùng chung sống); các kĩ năng để tự kiểm soát bản thân, đương đầu với những cú sốc tình cảm (Học để tự khẳng định mình). Do vậy:

(1) Để phát triển chương trình, nội dung GD KNS cho người học, trước hết cần xác định những KNS cần trang bị cho họ. Khi xác định nội dung GD KNS cho nhóm đối tượng nào đó cần căn cứ vào: đặc điểm tâm - sinh lí xã hội là những nhu cầu và những vấn đề họ thường gặp; học sinh THPT đã ổn định hơn về phát triển tâm - sinh lí nhưng các em sẽ phải đương đầu với các vấn đề xã hội như chọn nghề, định hướng tương lai…; đặc điểm của bối cảnh xã hội mà nhóm đối tượng đó đang sống như các nguy cơ gì? Đòi hỏi con người phải ứng phó với những thách thức nào? ở đó cần những KNS nào?...Nói cách khác, hoàn cảnh xã hội nơi trường đang cư trú và học sinh hàng ngày tiếp cận đặt ra những thách thức, ảnh hưởng, nguy cơ rủi ro gì, đòi hỏi cần trang bị những KNS tương ứng để học sinh có thể thích ứng.

(2) Khi đã xác định được những KNS cần giáo dục cho học sinh, nhà trường cần xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung chương trình GD, trong đó cần xác định rõ con đường GD những KNS này: KNS nào có thể hình thành, củng cố và phát triển thông qua việc khai thác nội dung các môn học có tiềm năng, qua sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dậy học tích cực, qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, qua các tình huống GD và tình huống của cuộc sống; những nội dung GD nào cần tiếp cận theo bốn trụ cột “Học để biết, học để làm, học để tự khẳng đinh, học để cùng chung sống”. Ngoài ra, nếu có những KNS cần được tổ chức GD chuyên biệt, nhà trường cần biên soạn nội dung và xác định thời gian giành cho tổ chức thực hiện.

Quản lý quá trình và môi trường học tập thân thiện, hiệu trưởng cần đặc biệt chú ý xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, từ lớp học sinh thân thiện đến trường học thân thiện và cộng đồng thân thiện. Môi trường học tập cần đảm bảo bình đẳng, an toàn, lành mạnh và được bảo vệ để giúp học sinh tránh xa những TNXH. Nhà trường cần đảm bảo: Sân chơi phù hợp với lứa tuổi học đường để các em được sống trong cảm giác hồn nhiên và hình thành nên những tình cảm tích cực có lợi cho cuộc sống; có sự kết hợp hài hòa giữa Nhà trường -

Giá đình - Xã hội; Sự kết hợp giữa đào tạo KNS với các điều kiện bổ sung chính sách phát triển môi trường tâm lí - xã hội thuận lợi và gắn với các dịch vụ của cộng đồng.

Nhà trường cần nghiêm túc phát triển mạnh hơn, nhân rộng hơn những phong trào thi đua “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Nhà trường văn hóa, nhà giáo mẫu mực”, “Kỉ cương, tình thương, trách nhiệm”…Để xây dựng các mô hình nhà trường sáng tạo và đổi mới. Hiệu trưởng cần phát huy tốt phòng tư vấn tâm lí học đường trong trường học.

Nhà trường cần thường xuyên phối hợp với công an, chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức xã hội ngoài nhà trường để nắm bắt tình hình, kịp thời giải quyết các mâu thuẫn, ngăn chặn tình hình bạo lực trong trường học dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như ở một số trường hiện nay.

Sự thay đổi về hành vi bao giờ cũng khó khăn hơn thay đổi về nhận thức, do đó cần phải chú ý đến khâu giám sát và đánh giá kết quả học tập KNS củ học sinh. Cần xây dựng các tiêu chí đánh giá theo các mức độ KNS cần đạt phù hợp với tâm sinh lí, lứa tuổi học sinh.

1.5.2.4. Kiểm tra, đánh giá GD KNS

Kiểm tra đánh giá là khâu không thể thiếu của nhà QL, kiểm tra để đánh giá chất lượng, hiệu quả giáo dục, đánh giá mặt mạnh, mặt hạn chế để điều chỉnh nhằm đạt hiệu quả kế hoạch đề ra. Hiệu trưởng kiểm tra hoạt động tích hợp, lồng ghép các nội dung GD KNS: …

Kiểm tra qua việc thực hiện kế hoạch của các cá nhân và tổ chức: giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên giảng dậy, tổ chuyên môn các tổ chức đoàn thể… Đồng thời đánh giá kết quả giáo dục toàn diện học sinh cuối kì và cuối năm học.

Kiểm tra qua việc dự giờ thăm lớp định kì hoặc đột xuất, kiểm tra kết quả hoạt động của học sinh: Trò chuyện cùng học sinh, kết quả hoạt động chuyên đề theo chủ điểm hoặc ngoại khóa…Qua đó hiệu trưởng có thể đnha giá mặt ưu điểm hay hạn chế, nguyên nhân chủ quan, khách quan, so sánh với yêu cầu đặt ra ở mục tiêu kế hoạch.

Kiểm tra đến từng học sinh, từng giáo viên, theo dõi tiến trình các hoạt động…, là cơ sở để nhà QL đánh giá hoạt động GD KNS có phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương, có phù hợp với đối tượng học sinh tạo hứng thú cho các em và thu hút các em tham gia? Nề nếp sinh hoạt, học tập, thói quen đạo đức, kĩ năng, hành vi của các em có chuyển biến tích cực hay không?

1.5.3. Nội dung quản lí giáo dục KNS ở trường THPT

1.5.3.1. Quản lí kế hoạch GD KNS

Xây dựng kế hoạch là điểm khởi đầu cho một chu trình quản lí khoa học mà người QL nào cúng phải thực hiện. Hiệu trưởng QL GD KNS cũng bắt đầy từ xây dựng kế hoạch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngay từ khi xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục cho năm học mới, hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn, tổ chức đoàn thể trong trường xây dựng kế hoạch năm học, trong đó có kế hoạch giáo dục đạo đức và KNS cho học sinh.

Yêu cầu kế hoạch giáo dục KNS cho học sinh phải được xây dựng phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương, đáp ứng nhiệm vụ trọng tâm của năm học và quy định tích hợp lồng ghép phù hợp với từng chuyên ngành vfa từng bài giảng cụ thể.

1.5.3.2. Quản lí nội dung chương trình GD KNS

Hiệu trưởng quản lí thực hiện mục tiêu GD KNS cho học sinh là một quá trình chỉ đạo xuyên suốt trong hệ thống giáo dục học sinh bậc THPT.

Xuất phát từ vị trí, vai trò của hiệu trưởng trong quản lí nhà trường. Cũng như các hoạt động GD khác, để thực hiện hiệu quả công tác GD KNS cho HS, người hiệu trưởng phải quản lí chỉ đạo thực hiện các mục tiêu của GD KNS đó là: “chuyển dịch kiến thức, thái độ và giá trị thành thao tác, hành động và thực hiện thuần thục các thao tác, hành động đó như khả năng thực tế theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng”.

Quản lí hoạt động giáo dục tại đơn vị, người hiệu trưởng từ đổi mới phương pháp giáo dục của nhà trường, hướng đến hình thành kĩ năng tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề từ mỗi học sinh, kĩ năng tự nhận thức giá trị của bản thân, tự tạo động lực học tập và làm việc, đặt mục tiêu cho mình trong cuộc sống, kĩ năng nhận thức giá trị và đánh giá người khác.

1.5.3.3. Quản lí đội ngũ thực hiện GD KNS

Việc ảnh hưởng từ nhân cách và công việc quản lí, GD của thầy cô giáo tác động rất lớn đến các em học sinh THPT, đòi hỏi người quản lí và người hướng dẫn phải am hiểu kiến thức về tâm lí phát triển của học sinh THPT, phải tâm huyết, có sự kiên nhẫn, có sự lắng nghe và có sự phối hợp các lực lượng GD trong nhà trường; giáo dục có biện pháp, phương pháp QL, GD và đặc biệt phải có được sự tin tưởng, kính trọng của học sinh.

Giáo viên bộ môn, là những người đã được đào tạo nghiệp vụ sư phạm, đào tạo để giảng dậy cho học sinh những tri thức khoa học.

Dậy học và giáo dục theo chương trình môn học, kế hoạch giáo dục, kiểm tra đánh giá theo quy định, tham gia vào các hoạt động giáo dục học sinh do nhà trường tổ chức, các hoạt động của tổ chuyên môn; Tham gia công tác phổ cập giáo dục tạo địa phương; rèn luyện đạo đức, học tập văn hóa, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo.

Giáo viên chủ nhiệm, là các giáo viên bộ môn được phân công kiêm nhiệm thêm một số nhiệm vụ: Tìm hiểu và nắm vững học sinh cụ thể để có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng nhằm thúc đẩy sự phát triển của cả tập thể; Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở trường trung học phổ thông Huyện Đại Từ, Thái Nguyên (Trang 44 - 112)