Đánh giá về thực trạng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở trường trung học phổ thông Huyện Đại Từ, Thái Nguyên (Trang 73 - 76)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4.1.Đánh giá về thực trạng

Ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng kế hoạch QL GS KNS nhưng phần lớn kế hoạch đều ở trên bàn giấy, chưa triển khai triệt để xuống các bộ phận, cán bộ giáo viên và học sinh. Vì hoạt động tập thể của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cũng có nhiều nét tương đồng GD KNS nên hiệu trưởng thường giao phó công tác này, theo dõi và tổ chức thực hiện GD KNS cho bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, công việc này đúng ra là của ban chỉ đạo. Ban chỉ đạo cần phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết, đúng người, đúng việc để hiệu quả công việc đạt cao nhất

Do tiêu chí thi đua của Sở GD&ĐT căn cứ xếp loại nhà trường qua các chỉ số: học sinh giỏi, giáo viên dạy giỏi, tỉ lệ tốt nghiệp, tỷ lệ dự thi vào các trường Đại học... nên phần lớn ban giám hiệu các nhà trường chỉ chú trọng đầu tư vào “khối óc”, mà chưa quan tâm đầu tư vào “trái tim” của học sinh. Chính vì vậy học sinh Trần Thị Sen - lớp 12A2 đã cho biết: "Việc tới trường của

chúng em chủ yếu là học tập văn hóa và phấn đấu đạt điểm cao và thi đỗ đại học. Chúng em không có thời gian dành cho các hoạt động khác, là học sinh nông thôn nên các hoạt động tập thể chúng em còn e ngại…". CMHS lớp 10A5

ông Nguyễn Tiến Đoàn cho rằng: "Chúng tôi chưa được tham gia nhiều hoạt động ở trường để thấy rằng con cái của chúng tôi ngoài việc cố gắng học tập còn giỏi giang trong nhiều hoạt động...". Nói tóm lại nhà trường chỉ chú trọng

hoạt động chính khóa, hoạt động chuyên môn mà chưa chú trọng rèn luyện ý thức đạo đức kỉ luật, quan hệ giao tiếp với bạn bè và người lớn tuổi, biết nhường nhịn, chăm sóc và giúp đỡ các em nhỏ… và đó là GD KNS. Cũng từ các cấp QLGD chưa nhận thức đầy đủ vị trí vai trò tác dụng của hoạt động này nên giáo viên bộ môn, GVCN cũng chỉ chú trọng chất lượng bộ môn và chất lượng học lực của học sinh mà chưa quan tâm thỏa đáng đến ý thức đạo đức kỉ luật, đến những trải nghiệm thông thường trong cuộc sống hàng ngày và đó chính là chất lượng GD KNS.

Một số hoạt động tập thể thường gắn với các ngày lễ lớn, các ngày kỷ niệm trong năm, các hoạt động tự chọn với quy mô lớn chủ yếu hiệu trưởng thường giao cho Đoàn TN. Do đó nhà trường không đa dạng hóa được nội dung, hình thức GD KNS, các hoạt động thường lặp lại, đơn điệu và chưa thu hút đông đảo HS tham gia. Trong các nhà trường phổ thông, những CBGV có năng khiếu về hoạt động phong trào thì hay được chi bộ phân công phụ trách Công đoàn hoặc đoàn thanh niên. Vì vậy, hầu hết các hoạt động thường đưa về các tổ chức chính trị xã hội trong nhà trường; còn đội ngũ GVCN thường hay thiên về hoạt động chuyên môn, nên các lớp học sinh sẽ được định hướng về chuyên môn nhiều hơn về các hoạt động phong trào.

GD KNS chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa Bí thư Đoàn, GVCN, giáo viên bộ môn, Ban đại diện CMHS và các ban ngành liên quan trong các phần việc cụ thể: kết quả theo dõi thi đua hàng ngày; kết quả học tập hàng tuần; kết quả tham gia các hoạt động phong trào thường chỉ được trao đổi giữa các

bộ phận theo dõi với Ban giám hiệu nhà trường. Một số hoạt động có sự phối kết hợp thì chỉ có bí thư Đoàn và GVCN đứng ra tổ chức.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho GD KNS của nhà trường còn thiếu thốn, chưa đáp ứng yêu cầu. Chẳng hạn khi tổ chức hoạt động mà điện lưới không ổn định hoặc điện quá yếu, không thể dùng được loa máy, tăng âm... Hình thức, mỹ quan của buổi hoạt động cũng tác động rất lớn đến thẩm mỹ của học sinh, phông bạt đã cũ, bàn ghế cao thấp không đồng đều, ý nghĩa trang trọng của một số hoạt động nhất là buổi lễ kỷ niệm. Khuôn viên nhà trường, sân chơi bãi tập chưa hoàn thiện, phần lớn đều là sân đất, chưa lát gạch hoặc đổ bê tông ngập nước về mùa mưa, bụi bặm về mùa khô làm ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động vui chơi tập thể có quy mô lớn.

Ban chỉ đạo, bí thư Đoàn TN và TTCM là những người chịu trách nhiệm chính trong tổ chức GD KNS, tuy nhiên do công tác kiểm tra của ban giám hiệu nhà trường chưa thường xuyên, thiếu sâu sát nên các bài dậy tích hợp còn lặp đi lặp lại về hình thức. Mặt khác các giờ chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp cuối tuần là thời gian dành cho hiệu trưởng, GVCN giáo huấn học sinh quá nhiều, phần lớn thời gian là đánh giá, nhắc nhở, kiểm điểm học sinh, khiến cho các em không ham thích hoạt động này, thậm chí có một số học sinh thứ 7 hàng tuần thường trốn giờ vì sợ khi sinh hoạt sẽ bị kiểm điểm, trách phạt....Thậm chí một số GVCN còn qua loa, đại khái trong giờ sinh hoạt lớp vì tâm lý tiết cuối buổi, cuối tuần nên một số GVCN chỉ sinh hoạt 20 đến 35 phút đã cho học sinh ngồi chơi chờ trống hết giờ, công tác đánh giá, xếp loại học sinh còn mang nặng cảm tính, chung chung.

Công tác phối hợp với các tổ chức đoàn thể ngoài nhà trường khi tổ chức GD KNS còn nhiều hạn chế như: Với tổ chức Đoàn TN, chỉ tiếp nhận học sinh khi có giấy chuyển sinh hoạt hè về dịa phương, trong khi các em vẫn sáng đi học và tối về sinh hoạt cùng gia đình; Công an địa phương chưa làm tròn trách nhiệm khi có xích mích của học sinh trong địa bàn quản lí là có giải quyết

nhưng do nể nang mà không thông báo kết quả đã xử lí tới các nhà trường; Tổ chức hội phụ nữ, hội nông dân… chưa bao giờ nhắc nhở hội viên về việc “tại sao con hội viên hay bỏ giờ, hay la cà hàng quán, tóc xanh đỏ…”. Phần lớn các hoạt động này chỉ trong quy mô nội bộ nhà trường tham dự, ít thấy sự xuất hiện của Ban đại diện CMHS, các đoàn thể ngoài nhà trường và chính quyền địa phương. Chính vì vậy nhận thức của các đoàn thể, chính quyền địa phương về hoạt động này còn mờ nhạt. Mặt khác nhà trường chưa tận dụng được sự hỗ trợ của các ban ngành đoàn thể nhất là vật chất trong GD KNS.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở trường trung học phổ thông Huyện Đại Từ, Thái Nguyên (Trang 73 - 76)