CÁC TỔN THƯƠNG NIÊM MẠC MIỆNG DO VIRUS 1.1 Viêm lợi miệng Herpes.

Một phần của tài liệu GIẢI PHẪU SINH lý TUYẾN nước bọt (Trang 79 - 82)

1.1. Viêm lợi miệng Herpes.

Căn nguyên: Do virus Herpes simplex, thường là do typ 1 gây nên.  Lâm sàng: Thời kỳ ủ bệnh từ 3 - 7 ngày. 50% số người nhiễm không có

triệu chứng. Các dấu hiệu lâm sàng bao gồm:

o Loét miệng: Nhiều phỏng nước và các vết loét hình tròn, có giả mạc trắng ngà và quầng đỏ quanh vết loét (hình 86).

Hình 86. Herpes niêm mạc miệng

o Viêm lợi: Lợi phù nề, xung huyết, đôi khi có chẩy máu.

o Nổi hạch cổ.

Cận lâm sàng: Nuôi cấy virus hoặc tìm virus dưới kính hiển vi điện tử, đôi khi xét nghiệm kháng thể.

Chẩn đoán: Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh như bệnh chân - tay - miệng, bệnh thuỷ đậu, loét miệng trẻ em, và bệnh bạch cầu.

Điều trị: (1) Ăn mềm, uống đủ nước, (2) hạ sốt, giảm đau, nâng cao thể trạng, (3) chống nhiễm khẩn tại chỗ: sử dụng dung dịch súc miệng chlohexidine 0,2%, (4) kháng virus: sử dụng acyclovir dạng kem bôi tại chỗ, hoặc dạng viên uống đường toàn thân.

1.2. Viêm loét miệng Zoster.

Căn nguyên: Do virus Herpes varicella - zoster gây nên.

Lâm sàng: (1) Đau trước, trong và sau khi nổi phỏng nước, (2) nổi phỏng nước một bên cơ thể, (3) Loét miệng: Zoster hàm dưới: loét một bên niêm mạc lưỡi và má; Zoster hàm trên: loét một bên hàm ếch và tiền đình (hình 87).

Hình 87. Zoster hàm ếch và tiền đình.

Xét nghiệm: Xét nghiệm tế bào ở những tổn thương mới.

Chẩn đoán: Phân biệt với các loét miệng khác, đặc biệt là Herpes simplex.  Điều trị: (1) Giảm đau, (2) kháng virus: dùng acyclovir liều cao, (3)

điều trị triệu chứng của loét.

1.3. Loét miệng trẻ em (Herpangina).

Căn nguyên: Do virus Coxsackie typ A7, 9, 16; B1, 2, 3, 4, 5 hoặc echovirus typ 9 hoặc 17 gây nên.

Lâm sàng: Gặp ở trẻ nhỏ. Thời gian ủ bệnh khoảng 2 - 9 ngày. Các triệu chứng lâm sàng bao gồm: (1) Loét ở miệng giống với Herpes simplex nhưng chỉ gặp ở nửa sau của miệng là hàm ếch mềm và lưỡi gà

(hình 88) và gây nên đau họng, nhưng không viêm lợi; (2) có viêm hạch cổ, và sốt; (3) mệt mỏi, kích thích, ăn kém, nôn.

Xét nghiệm: Phản ứng huyết thanh (trên lí thuyết).

Hình 88. Loét miệng trẻ em

Điều trị: Điều trị triệu chứng.

1.4. Bạch sản dạng lông (Hairy leukoplakia).

Căn nguyên: Do virus Epstein Barr gây nên.

Lâm sàng: Thường gặp và được coi là một đặc trưng ở người HIV/AIDS. Tổn thương là một vùng bạch sản ở rìa bên của lưỡi, có dạng nhăn hoặc gấp khúc (hình 60). Tổn thương lành tính.

Điều trị: Điều trị bệnh gốc HIV/AIDS. Tổn thương có thể nhậy cảm với acyclovir.

1.5. U nhú niêm mạc miệng (Papilloma).

Căn nguyên: Do virus HPV (human papillomavirus) gây nên.

Lâm sàng: Thường gặp ở độ tuổi 20 - 50 tuổi. Tổn thương là một khối u phần mềm lành tính, có cuống, màu hồng, nổi trên bề mặt niêm mạc ở vòm miệng, lưỡi hoặc các vùng khác (hình 89).

Xét nghiệm: Sinh thiết.

Điều trị: Phẫu thuật cắt bỏ u. Làm giải phẫu bệnh lí.

Một phần của tài liệu GIẢI PHẪU SINH lý TUYẾN nước bọt (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w