U bạch mạch cũng thuộc dòng u mạch giống như u máu. U bạch mạch khá phổ biến, chiếm 15% các u lành vùng hàm mặt.
Thường là bẩm sinh, hay gặp ở trẻ em. Vị trí thường gặp là ở lưỡi, má, sàn miệng, dưới hàm, cạnh cổ...
2.1. Giải phẫu bệnh.
Về tổ chức học, u bạch huyết được chia làm 3 thể:
2.1.1. U bạch mạch đơn giản:
U gồm nhiều bạch mạch tăng sinh giãn rộng. Thể này trên lâm sàng là những u mới phát hiện, không to, sờ có cảm giác bèo nhèo.
2.1.2. U bạch mạch thể hang: Là thể hay gặp nhất trong 3 thể.
U gồm nhiều túi bạch huyết to nhỏ khác nhau, vách ngăn của chúng là các tổ chức bạch mạch (hình 84).
Hình 84. U bạch mạch thể nang 2.1.3. U bạch mạch thể nang.
Là 1 nang lớn duy nhất trong chứa bạch huyết.
2.2. Lâm sàng.
Bệnh nhi thường đến khám lúc 2 - 3 tuổi, ít gặp ở người lớn. U phát triển nhanh. Vị trí thường gặp là ở lưỡi, má, vùng dưới hàm, bên cổ. U có các đặc điểm sau:
Màu da gần như bình thường.
U bóp không xẹp, không đau, sờ thấy bèo nhèo, ranh giới không rõ. U hay bị nhiễm trùng, khi đó sẽ sưng đau.
U bạch mạch hay phối hợp với các loại u khác, đặc biệt là u máu, khi đó gọi là u máu - bạch mạch.
Hình 85. U bạch mạch
2.3. Chẩn đoán.
Dựa vào tính chất u: Sờ mềm, bèo nhèo, bóp không xẹp, không đau, màu sắc da trên u gần như bình thường.
Chọc dò: Thấy bạch huyết, dịch màu trắng nhờ.
2.4 Điều trị.
Cũng giống như u máu, việc điều trị u bạch mạch rất nan giải. Tuỳ từng trường hợp, có thể áp dụng các cách điều trị sau:
Tia xạ: Ít áp dụng vì u bạch mạch không mấy nhạy cảm với tia X và hậu quả của tia xạ là khá nặng nề.
Tiêm xơ hoá: Có thể áp dụng tiêm xơ hoá giống như điều trị với u máu. Phẫu thuật: Chỉ có kết quả tốt đối với các u bạch mạch nhỏ và tương đối
gọn. Tuy nhiên trên thực tế, các u bạch mạch thường lan toả rộng, hoặc len theo các khe giải phẫu nên khó có thể cắt bỏ hoàn toàn, đôi khi có thể phạm vào các vùng giải phẫu quan trọng như thần kinh, tuyến nước bọt... Khi còn sót, u sẽ tái phát.
PHÂN LOẠI TỔN THƯƠNG NIÊM MẠC MIỆNG
TS. BS. NGUYỄN XUÂN THỰCMỤC TIÊU HỌC TẬP MỤC TIÊU HỌC TẬP
Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng:
1. Phân biệt được một số tổn thương viêm loét niêm mạc miệng.
2. Trình bày được đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm và cách xử trí một số tổn thương niêm mạc miệng thường gặp.
Tổn thương niêm mạc miệng rất đa dạng và phong phú, có nhiều hình thái với nhiều nhóm căn nguyên khác nhau gây nên. Trong khuôn khổ của bài giảng này, chúng tôi xin trình bày cách phân loại theo nhóm căn nguyên để người đọc dễ dàng nắm bắt.