IV. CHẨN ĐOÁN SỚM UNG THƯ MIỆNG.
d. Bảo quản và gửi bệnh phẩm.
- Bệnh phẩm không được để khô, cần bỏ ngay vào dung dịch formol 10%.
- Nếu cần xét nghiệm hoá mô miễn dịch thì bệnh phẩm nên gói trong gạc có tẩm NaCl 9 0/00 và chuyển ngay đến cho bác sĩ bệnh học.
V. CHẨN ĐOÁN.
- Chẩn đoán ung thư miệng cần dựa vào cả các dấu hiệu lâm sàng và xét nghiệm.
- Ở giai đoạn đầu, các dấu hiệu lâm sàng của ung thư miệng thường mờ nhạt, vì vậy cần phải chú ý tới các tổn thương nghi ngờ ung thư như đã mô tả ở trên. Giai đoạn này chẩn đoán cần dựa vào sinh thiết để làm mô bệnh học, nhiều khi phải làm hoá mô miễn dịch để xác chẩn.
- Ở giai đoạn muộn, các triệu chứng lâm sàng thường rõ ràng, nhiều khi nhìn tổn thương trong giai đoạn này, các thầy thuốc lâm sàng kinh nghiệm có thể kết luận đó là tổn thương ung thư. Tuy nhiên, các xét nghiệm cũng rất cần thiết giúp hỗ trợ chẩn đoán, định danh ung thư và phát hiện di căn...
5.1. Lâm sàng.
Như đã mô tả ở trên.
5.2. Xét nghiệm.
5.2.1. Sinh thiết làm giải phẫu bệnh.
Là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán ung thư miệng, như đã mô tả ở trên.
5.2.2. Chẩn đoán hình ảnh.
- Các phim thông thường như Blondeau, Hirtz, Panorama được chỉ định nhằm xác định các tổn thương ở xương. Tuy nhiên tổn thương trên xương được phát hiện khi ung thư ở giai đoạn muộn.
- CT scaner và MRI có giá trị lớn trong chẩn đoán ung thư miệng và các tổn thương di căn.
- Hiện nay PET CT là kỹ thuật mới có giá trị trong chẩn đoán và kiểm soát ung thư miệng hàm mặt. Dựa trên nguyên tắc là ở trong khối u thì tỷ lệ chuyển hoá đường cao hơn. Người ta tiêm một chất giống glucoza phóng xạ vào máu, chất này sẽ tập trung nhiều ở khối u và chụp PET CT sẽ phát
VI. ĐIỀU TRỊ.
- Chọn lựa điều trị: Điều trị ung thư miệng hiện nay có hai phương pháp chủ yếu là phẫu thuật và tia xạ. Nếu chọn điều trị tia xạ triệt để thì phẫu thuật chỉ là điều trị cứu hộ. Nếu chọn điều trị phẫu thuật là chủ yếu thì tia xạ là cách điều trị hỗ trợ có thể sử dụng trước hoặc sau phẫu thuật.
- Cách điều trị tối đa phụ thuộc vào vị trí u, giai đoạn của bệnh, tia xạ trước đó, chẩn đoán mô bệnh học và tuổi của bệnh nhân.
- Vị trí của khối u: phẫu thuật cắt bỏ u tuỳ thuộc vào vị trí phát sinh ở phía trước.
- Giai đoạn của bệnh: u nhỏ thì phẫu thuật là phương pháp hiệu quả nhất. Ung thư xâm lấn xương thì phẫu thuật cũng là phương pháp lựa chọn phối hợp với tia xạ sau mổ. Di căn hạch vùng thì phẫu thuật nạo vét hạch cổ triệt để là tốt nhất.
- Tia xạ trước đó: không nên điều trị lại tia xạ cho khối u tái phát ở vùng đã xạ trị trước đây vì những u này tỏ ra không nhạy cảm với tia xạ, cung cấp máu ở vùng này rất nghèo nàn.
- Mô bệnh học: ung thư tuyến và ung thư tế bào sắc tố tương đối kháng tia nên điều trị chủ yếu là phẫu thuật.
- Tuổi: ở người lớn tuổi thì phẫu thuật mang lại kết quả tốt hơn và tia xạ có nguy cơ xấu đi vì bệnh nhân dễ bị chết do hoại tử và suy dinh dưỡng.