TỔN THƯƠNG NIÊM MẠC MIỆNG DO BỆNH TOÀN THÂN 5.1 Bệnh bạch cầu (Leukemia)

Một phần của tài liệu GIẢI PHẪU SINH lý TUYẾN nước bọt (Trang 85 - 88)

5.1. Bệnh bạch cầu (Leukemia)

Căn nguyên: Do bức xạ ion hoá, suy giảm miễnn dịch, hoá chất, các bất thường về nhiễm sấc thể, retrovirus...

Lâm sàng: Khoảng 60% là bạch cầu cấp. Ung thư máu cấp dòng lympho gặp ở trẻ em, ung thư máu cấp dòng tuỷ gặp ở người trưởng thành trẻ tuổi. Ngoài

Chúng tôi đã từng gặp ca lâm sàng là một bệnh nhân nam 16 tuổi (hình 99) được chuyển từ Nghệ An đến khoa Răng Hàm Mặt Bạch Mai để điều trị viêm loét niêm mạc miệng, với bệnh sử lần đầu tiên chỉ sau 2 tuần lễ toàn bộ lợi hai hàm bị sưng phồng, phì đại, nhóm răng hàm hai bên bị đẩy trồi, bệnh nhân không thể ngậm kín miệng, khớp cắn hở cửa (hình 100)

Hình 99. Bệnh nhân nam 16 tuổi bị bạch cầu cấp

Hình 100. Lợi bị thâm nhiễm nặng, răng hàm hai bên bị đẩy trồi

Xét nghiệm: Công thức máu, huyết tuỷ đồ, sinh thiết tuỷ.

Điều trị: Hoá học liệu pháp để điều trị ung thư máu. Giữ gìn vệ sinh răng miệng, sử dụng giảm đau tại chỗ, điều trị các nhiễm trùng cơ hội.

5.2. Bệnh Pemphigus.

Căn nguyên: Bệnh tự miễn.

Lâm sàng: Các tổn thương niêm mạc miệng hay gặp ở thể Pemphigus vulgaris, và thường có trước các tổn thương ở da. Tổn thương là các phỏng nước ở niêm mạc miệng, nhanh chóng vỡ ra, để lại các vết loét gồ ghề (hình 101).

Hình 101. Tổn thương niêm mạc má trong bệnh pemphigus vulgaris

Điều trị: Giảm đáp ứng miễn dịch bằng corticoid toàn thân.

5.3. Lupus ban đỏ (Lupus erythematosus).

Căn nguyên: Không biết rõ, là bệnh của tổ chức liên kết, được xếp vào nhóm bệnh tự miễn.

Lâm sàng: Có hai thể: lupus ban đỏ hình đĩa (DLE) và lupus ban đỏ hệ thống (SLE). Các tổn thương niêm mạc miệng gặp trong thể DLE gồm ban đỏ ở trung tâm, các nốt trắng hoặc các sẩn đỏ ở rìa và dãn mạch ở ngoại vi. Các tổn thương niêm mạc miệng trong thể SLE cũng giống như ở thể DLE, nhưng loét nặng hơn (hình 102). SLE cũng có thể liên quan đến hội chứng Sjogren, hiếm hơn có viêm khớp thái dương hàm.

Hình 102. Tổn thương loét hàm ếch trong bệnh SLE

Xét nghiêm: Sinh thiết, xét nghiệm máu, tự kháng thể đặc biệt là kháng thể kháng nhân.

Chẩn đoán: Phân biệt tổn thương giữa 2 thể SLE và DLE, phân biệt với các tổn thương khác như lichen phẳng và bạch sản.

5.4. Bệnh Scurvy.

Căn nguyên: Do thiếu vitamin C.

Lâm sàng: Ngày nay hiếm gặp. Biểu hiện lợi sưng nề, phì đại, có ban xuất huyết hoặc chảy máu (hình 103).

Hình 103. Lợi sưng nề, chảy máu trong bệnh Scurvy

Chẩn đoán: Phân biệt với tổn thương trong bệnh bạch cầu.  Điều trị: Cung cấp đủ vitamin C, thiết lập lại chế độ ăn uống.

Một phần của tài liệu GIẢI PHẪU SINH lý TUYẾN nước bọt (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w