U RĂNG (ODONTOMA)

Một phần của tài liệu GIẢI PHẪU SINH lý TUYẾN nước bọt (Trang 39 - 42)

3.1. U răng phức hợp (Complex odontoma).

Chiếm 24% các u răng. Là khối canxi hoá hình thành từ sự kết hợp của nhiều tổ chức canxi hoá, không giống hình dạng của răng cũng như sự sắp xếp giải phẫu của tổ chức răng. Chúng bắt nguồn từ sự tân tạo mầm răng của một răng bình thường hay một mầm thừa. Sự sắp xếp mem ngà rất lộn xộn.

3.1.1. Lâm sàng:

U răng phức hợp thường gặp ở những người trong độ tuổi từ 10 đến 25. Vị trí thường gặp là ở vùng răng hàm nhỏ, hàm lớn dưới, đôi khi ở vùng răng cửa hàm trên.

Trên cung răng thường thấy còn tồn tại răng sữa, hoặc thiếu răng vĩnh viễn, hoặc các răng mọc sai vị trí. Bệnh nhân đến khám vì thấy hơi khó chịu: vùng xương chỗ ngách lợi đó hơi gồ, đau ít hoặc không đau. Tuy nhiên, hầu hết đều được phát hiện tình cờ khi khám răng miệng và chụp x.quang.

3.1.2. X.quang:

U răng phức hợp biểu hiện bằng một đám cản quang tương đối tròn có giới hạn rõ. Đôi khi u cho thấy một cấu trúc như tia lởm chởm hoặc bao quanh bởi một vùng sáng không cản quang.

U phức hợp thường kèm theo một răng ngầm hoặc nó nằm ngay sát một chân răng (hình 40).

Hình 40. Hình ảnh cản quang của u răng phức hợp. 3.1.3. Giải phẫu bệnh.

U bao gồm ngà và men, sau khi khử khoáng, hình ảnh tổ chức học cho thấy dải protein của men, ngà, cement sắp xếp không có chật tự và có ít tổ chức liên kết. Tất cả khu trú trong một túi có vỏ xơ. Có thể thấy những dải Retzius và các ống ngà.

3.1.4. Điều trị.

3.2. U răng đa hợp (Compound odontoma).

U răng đa hợp thường gặp nhiều hơn u răng phức hợp. Đây là một dị dạng răng trong đó tất cả các tổ chức răng đều có nhưng sắp đặt trật tự hơn so với u răng phức hợp.

Về mặt hình thái học, các cấu trúc này không giống với một răng bình thường. Các tổ chức như men, ngà, cement sắp xếp thứ tự như răng bình thường nhưng mức độ biệt hoá khác nhau tuỳ từng u.

3.2.1. Lâm sàng.

Phần lớn các u răng đa hợp được chẩn đoán ở tuổi từ 20 - 30. Gặp cả ở nam và nữ với tỷ lệ ngang nhau. Về vị trí: có thể gặp ở cả 2 hàm, tuy nhiên hay gặp ở vùng răng cửa và răng nanh hàm trên.

Chúng là hậu quả của sự phát triển quá mức của biểu mô tạo men, tạo ra rất nhiều những mẩu tổ chức men nhỏ mà mỗi mẩu này sẽ sinh ra một mầm răng. Số lượng của những mầm răng này có thể rất lớn. Trường hợp kỷ lục được Tapis ghi nhận ở một bệnh nhân nam 28 tuổi có u đa hợp ở hàm dưới, trong đó có tới 4700 răng nhỏ. Ở Việt Nam, tác giả Trần Văn Trường cũng báo cáo một trường hợp u răng đa hợp có 64 răng nhỏ trong u.

3.2.2. X.quang.

U răng đa hợp được biểu hiện bằng nhiều răng nhỏ, có các hình dạng răng, tương đối đầy đủ hay không rõ hình dạng răng, hoặc ở dạng thô sơ, bao quanh bằng một vùng sáng. U răng thường đi kèm với một răng ngầm. Vùng sáng không cản quang quanh u là vỏ xơ của u răng. Gần như các răng trong u đều có một chân đơn giản (hình 41).

3.2.3. Điều trị.

Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ u. Không có hiện tượng tái phát (hình 42)

Hình 42. Phẫu thuật cắt u và các răng nhỏ trong u răng đa hợp

Một phần của tài liệu GIẢI PHẪU SINH lý TUYẾN nước bọt (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w