IV. CHẨN ĐOÁN SỚM UNG THƯ MIỆNG.
U LÀNH VÙNG HÀM MẶT
TS BS NGUYỄN XUÂN THỰC MỤC TIÊU HỌC TẬP
MỤC TIÊU HỌC TẬP
Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng:
1. Nêu được đặc điểm lâm sàng một số thể u máu thường gặp. 2. Trình bày được một số phương pháp điều trị u máu.
3. Nêu được đặc điểm lâm sàng và cách xử trí u bạch mạch.
I. U MÁU.
Khái niệm: U máu là một u, hoặc một vết dị hình ở da, thường là bẩm sinh, được cấu tạo bởi sự tăng sinh và giãn ra của các mạch, thường là mao mạch, những mạch này được nối liền với nhau bằng một số lượng biến đổi của tổ chức liên kết. Cũng có khi u máu được cấu tạo bởi một tổ chức hang thực sự, giống như tổ chức của các cơ quan cương.
U máu tương đối hay gặp. U máu có thể gặp ở khắp nơi trên cơ thể, nhưng khu trú ở vùng hàm mặt là nhiều nhất. Theo Friedman (1973) có tới 50% u máu khu trú ở vùng đầu mặt cổ.
Về mặt tổ chức học có 2 loại u chính đó là: u máu mao mạch và u máu hang:
o U máu mao mạch hay gặp, chiếm tỷ lệ khoảng 60%, gồm những mao mạch tăng sinh và giãn rộng nhưng không tăng sinh tế bào nội mô. U máu loại này gồm các mao mạch ở các giai đoạn phát triển khác nhau, cái thì rỗng, cái thì đầy, rộng và không đều bằng các mao mạch bình thường (hình 76).
Hình 76. U máu mao mạch
Hình 77. U máu hang.
Có thể có sự phối hợp của 2 thể đó trên một tổn thương. Ngoài ra, từng thể đó có thể phối hợp với những tổn thương khác, nhất là với u bạch mạch, trở thành u máu bạch mạch...
Về lâm sàng, u máu rất phong phú và chia ra: u máu phẳng, u máu gồ, phình mạch rối, u máu nông dưới da, u máu sâu dưới da, u máu niêm mạc miệng, u máu trong xương hàm ...