SỎI TUYẾN MANG TAI.

Một phần của tài liệu GIẢI PHẪU SINH lý TUYẾN nước bọt (Trang 25 - 26)

Hiếm gặp, chỉ chiếm 5 -10% các trường hợp sỏi nước bọt. Nếu gặp cũng chỉ gặp ở ống Stenon (95%) rất hiếm thấy sỏi trong tuyến. Người ta cho rằng ít gặp sỏi mang tai do nước bọt của tuyến mang tai rất lỏng, ít mucin và các muối khoáng so với nước bọt dưới hàm.

Gặp ở cả nam và nữ, không phân biệt lứa tuổi nhưng ít gặp ở trẻ nhỏ. Sỏi nhỏ theo đường ống, hình san hô, thường chỉ có một sỏi. Cấu tạo hầu như chỉ có photphate tricalcic.

Về lâm sàng cũng giống như sỏi dưới hàm, thường là biểu hiện bằng viêm ống và lỗ ống Stenon, sau đó gây viêm tuyến. Đôi khi triệu chứng đầu tiên làm bệnh nhân quan tâm là một viêm tuyến mang tai cấp với mủ đặc ở lỗ ống Stenon.

Có thể sờ dọc ống Stenon trong miệng để phát hiện sỏi. Đôi khi có chỉ định chụp tuyến cản quang sialography.

Điều trị: phẫu thuật lấy sỏi theo đường trong miệng. Hiếm khi phải phẫu thuật cắt tuyến.

U HỖN HỢP TUYẾN NƯỚC BỌT

TS. BS. Nguyễn Xuân Thực MỤC TIÊU HỌC TẬP

Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng:

1. Nêu được đặc điểm lâm sàng u hỗn hợp tuyến mang tai.

2. Trình bày được các bước phẫu thuật cắt u hỗn hợp tuyến mang tai.

I. ĐẠI CƯƠNG.

 Khái niệm: là u lành tính của tuyến nước bọt, phát sinh từ tổ chức biểu mô và trung mô.

 U hỗn hợp là loại u hay gặp nhất trong các u tuyến nước bọt và thường là ở tuyến mang tai. U chiếm khoảng 50% trong tổng số các u tuyến nước bọt.  Đặc điểm của u là lành tính, tiến triển chậm, dễ tái phát, và có thể thoái hoá

ác tính nếu không được điều trị.

 Tuổi thường gặp là từ 30 - 45 tuổi, nữ gặp nhiều hơn nam.

Một phần của tài liệu GIẢI PHẪU SINH lý TUYẾN nước bọt (Trang 25 - 26)