U CEMENT (CEMENTOMA) 4.1 Lâm sàng.

Một phần của tài liệu GIẢI PHẪU SINH lý TUYẾN nước bọt (Trang 42 - 44)

4.1. Lâm sàng.

Khác với u răng, u cement xuất hiện sau khi một răng bình thường đã được hình thành. Theo Thoma, u cement bắt nguồn từ màng quanh răng hay túi răng trong vùng cuống răng. Các tổn thương này có thành phần tế bào giống như tổ chức liên kết dầy, giàu tế bào tạo xơ, rải rác có sự hình thành cement trong hay không đều.

U cement thật sự có tính chất u nhiều hơn là loạn sản, bởi sự phát triển từ từ, phá huỷ chân răng và xâm nhập tuỷ răng.

U thường gặp ở nam giới, khoảng 25 tuổi.

Vùng răng hàm nhỏ và hàm lớn dưới là hay gặp nhất.

4.2. X.quang.

U thường đi kèm với một răng vĩnh viễn.

U có giới hạn rõ và vùng cản quang ở trung tâm thường được bao quanh bởi một vùng sáng không cản quang với độ rộng đồng nhất biểu hiện vùng không khoáng hoá ở ngoại vi (hình 43).

Hình 43. Hình ảnh cản quang của u cement

4.3. Giải phẫu bệnh.

Hình ảnh vi thể cho thấy trong phần cứng của cement đã trưởng thành, các tế bào dạng cement sẫm màu và chỉ có một nhân. Ở ngoại vi, có những vùng cement chưa khoáng hoá (hình 44).

Hình 44. Hình ảnh vi thể của u cement

4.4. Điều trị.

NANG LÀNH XƯƠNG HÀM DO RĂNG

TS. BS. Nguyễn Xuân Thực MỤC TIÊU HỌC TẬP

Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng:

1. Nêu được đặc điểm lâm sàng, x.quang nang thân răng nguyên phát. 2. Nêu được đặc điểm lâm sàng, x.quang nang quanh thân răng.

3. Nêu được đặc điểm lâm sàng, x.quang và cách điều trị nang chân răng.

I. BỆNH CĂN.

Thuyết Malassez: Khi mầm răng hình thành, cơ quan tạo men hình chuông được bao bọc bởi tổ chức liên kết. Tổ chức này bao phủ cơ quan tạo men làm thành một lớp sẽ trở thành túi quanh thân răng đầu tiên, túi này thông với tổ chức liên kết của cuống túi sau này là cuống của nang. Trong tổ chức liên kết của túi còn những mảnh tế bào biểu mô sót.

Dần dần, với sự phát triển của chân răng, thân răng kéo dài đến nửa dây cuống của túi thân răng. Tiến triển tiếp theo là thân răng tách khỏi túi thân răng đầu tiên, túi này được thay bởi một túi mới hình thành nhờ tổ chức liên kết của túi dây cuống thân răng.

Trong điều kiện bình thường, những dấu vết của tế bào biểu mô tồn tại dưới dạng mảnh sót biểu bì, khi răng đã mọc trên cung hàm, những mảnh sót biểu bì có thế thấy ở xung quanh cổ răng và cùng cuống răng.

Trong tình trạng bệnh lí, những tế bào biểu mô sót này tiến triển thành hốc nang, do đó ngăn cản thân răng phát triển hoặc kích thích gây nhiễm trùng. Chất tiết của nang có thể đổ vào khoang hình chuông là khoang ảo của răng - tồn tại giữa túi liên kết và thân răng. Màng biểu mô hình thành dần và tiếp theo là hình thành nang thân răng.

Một phần của tài liệu GIẢI PHẪU SINH lý TUYẾN nước bọt (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w