U HỖN HỢP TUYẾN NƯỚC BỌT Ở CÁC VÙNG KHÁC 4.1 U hỗn hợp tuyến dưới hàm.

Một phần của tài liệu GIẢI PHẪU SINH lý TUYẾN nước bọt (Trang 30 - 34)

4.1. U hỗn hợp tuyến dưới hàm.

Ít gặp. Nổi u chậm. Cũng có thể chỉ định chụp sialography (hình 26).

Hình 26. Lâm sàng và x.quang u hỗn hợp tuyến dưới hàm

4.2. U hỗn hợp hàm ếch.

Là u hỗn hợp tuyến nước bọt phụ, nằm ở gần rìa răng hay buồm hầu, bên cạnh gần vùng răng hàm nhỏ. Có hình tròn hay bầu dục, ranh giới rõ, có thể làm khó nuốt, khó nói. Nếu không điều trị u làm huỷ xương (hình 27). Cần chẩn đoán phân biệt với các loại u ác như adenocarcinoma cũng hay gặp ở hàm ếch.

4.3. U hỗn hợp ở niêm mạc môi và má.

Có thể gặp ở trong má, quanh vùng lỗ Stenon. Chụp tuyến cản quang thấy u độc lập với tuyến mang tai.

V. ĐIỀU TRỊ.

5.1. Lịch sử nghiên cứu điều trị phẫu thuật tuyến mang tai.

• Cho đến thế kỷ XIX, ít tác giả đề cập đến vấn đề phẫu thuật tuyến mang tai bởi tính rủi ro cao của phẫu thuật này. Chỉ có một số đại diện như White năm 1808, Beclard năm 1841, Faure năm 1895 ...

• Đầu thế kỷ XX, kỹ thuật cắt tuyến mang tai được coi là một can thiệp có thể thực hiện được nhưng có nhiều nguy hiểm và biến chứng trầm trọng.

• Năm 1908, Pierre Duval đã đề nghị cắt toàn bộ tuyến mang tai có bảo tồn nhánh trên của dây thần kinh mặt một cách hệ thống trong trường hợp điều trị u hỗn hợp tuyến mang tai, nhưng phương pháp này ít được thực hiện vì không bảo tồn được nhánh dưới của dây VII.

• Trong suốt 3 - 4 thập kỷ đầu của thế kỷ XX, nhiều tác giả khác đề nghị cắt tuyến mang tai có bảo tồn từng phần hoặc toàn bộ dây thần kinh VII như Blair 1912, Sistrunk 1921, Adson 1923... Nhưng đến năm 1934, Redon và Padovani đã thực hiện cắt tuyến mang tai toàn bộ có bảo tồn toàn vẹn dây thần kinh VII.

• Sau năm 1940 cắt tuyến mang tai toàn bộ có bảo tồn dây VII được tiến hành rộng rãi hơn (Bailley 1941, Moyse 1949, Martin 1952, Byars 1952, Kovtunovici 1953, Patey 1958, Dargent 1962, Val. popescu 1963, Anderson 1965, Muha 1966, Paces 1968...

• Ở Việt Nam: Lê Sơn (2000), Nguyễn Hồng Minh (2000), Hàn Thị Vân Thanh (2001) đều có chỉ định điều trị u hỗn hợp tuyến mang tai là cắt toàn bộ u kèm theo cắt tuyến từng phần hoặc toàn bộ có bảo tồn dây thần kinh VII. Tuy nhiên cũng có những quan điểm trái ngược. Theo tác giả Nguyễn Thị Minh (1997) thì phương pháp điều trị tốt nhất là phẫu thuật chỉ cắt bỏ

5.2. Phẫu thuật.

 Phẫu thuật u hỗn hợp tuyến mang tai dưới gây mê nội khí quản. Tiến hành rạch da theo đường Redon (hình 28).

 Lật vạt, bóc tách tổ chức để bộc lộ tuyến. Giới hạn ở dưới và trước là tĩnh mạch cảnh ngoài. Dùng parabeuf giữ tĩnh mạch cảnh ngoài và cực dưới để thấy bụng sau của cơ nhị thân ở trên và sâu hơn so với bờ trước cơ ức đòn chũm (hình 29).

Hình 28. Đường rạch Redon

Hình 30. Các mốc xác định thần kinh VII

 Bộc lộ gốc dây thần kinh VII. Các mốc giải phẫu xác định dây thần kinh VII gồm: (1) sụn nắp tai, (2) xương nhĩ, (3) cân trâm hầu, (4) bụng sau cơ nhị thân (hình 30).

 Tiến hành bóc tách để bộc lộ các nhánh của dây thần kinh VII (hình 31).  Dùng máy đo điện cực để đảm bảo xác định dây VII không bị đứt trong khi

phẫu thuật (hình 32).

Hình 31. Các nhánh của dây thần kinh VII

Hình 32. Máy đo điện cực

 Tiến hành bóc tách lấy bỏ toàn bộ u, tuỳ từng trường hợp lâm sàng cụ thể cắt một phần tuyến hoặc toàn bộ tuyến có bảo tồn dây thần kinh VII. Cầm máu kỹ, đặt dẫn lưu và đóng kín vết mổ (hình 33).

Hính 33. Đóng kín vết mổ

U LÀNH XƯƠNG HÀM DO RĂNG

TS. BS. Nguyễn Xuân Thực MỤC TIÊU HỌC TẬP

Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng:

1. Nêu được đặc điểm lâm sàng, x.quang và chẩn đoán u men xương hàm. 2. Nêu được đặc điểm lâm sàng, x.quang và chẩn đoán u răng phức hợp. 3. Nêu được đặc điểm lâm sàng, x.quang và chẩn đoán u răng đa hợp.

I. ĐẠI CƯƠNG.

- Các u có nguồn gốc do răng nhìn chung xuất phát từ tổ chức tiền tạo răng. Chúng khu trú chủ yếu ở các xương hàm.

- Có nhiều cách phân loại khác nhau tuỳ theo quan điểm của mỗi tác giả như của Pindborg (1958), Robert (1970), Regezi (1993), Neville (1995) ...

- Trong khuôn khổ của bài giảng này, chúng tôi chỉ trình bày những thể bệnh lâm sàng thường gặp nhất.

Một phần của tài liệu GIẢI PHẪU SINH lý TUYẾN nước bọt (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w