TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG.

Một phần của tài liệu GIẢI PHẪU SINH lý TUYẾN nước bọt (Trang 26 - 30)

Trường hợp là u hỗn hợp tuyến nước bọt mang tai điển hình có thể chia làm 3 giai đoạn lâm sàng khác nhau:

2.1. Giai đoạn đầu.

Tự nhiên vùng dưới dái tai hay trước nắp tai, hoặc phía trong góc hàm dưới nổi u tròn nhỏ, đường kính khoảng 1 cm, không đau, di động dễ, sờ chắc đều, da không dính với u. Ấn u vào xương hàm có thể thấy cảm giác sụn trên xương (dấu hiệu Nelaton). Lỗ ống Stenon bình thường. Không sờ thấy hạch.

2.2. Giai đoạn toàn phát.

Sau một thời gian khá dài từ vài năm đến vài chục năm, u to dần nhưng không đau, không ảnh hưởng đến sức khoẻ. Bệnh nhân đến khám vì u to làm biến dạng mặt. U to bằng nắm tay ở vùng mang tai. Nhìn thấy da căng, có nhiều chỗ gồ cao, màu sắc da bình thường (hình 20)

Hình 20. U hỗn hợp tuyến nước bọt giai đoạn toàn phát

Sờ: u có ranh giới rộng, còn rõ ở phần nông. Mật độ không đều: có chỗ rắn chắc, có chỗ mềm (chỗ rắn chắc là tổ chức liên kết, chỗ mềm là tổ chức liên bào túi tuyến - chính vì thế người ta mới gọi là u hỗn hợp).

2.3. Giai đoạn cuối (giai đoạn thoái hoá).

Đột nhiên vài tháng trở lại thấy u to ra và ảnh hưởng đến sức khoẻ của bệnh nhân. Bệnh nhân thấy có đau, đau lan lên mang tai và thái dương, ù tai. Sờ thấy u dính nhiều vào bề sâu. Da phần nào dính vào u và có thể có loét (những triệu chứng này làm ta e ngại khả năng thoái hóa chuyển dạng ác tính của u). Có thể có liệt dây VII.

III. CẬN LÂM SÀNG.3.1. X.quang 3.1. X.quang

Sialography.

Chụp tuyến cản quang với lipiodol: Khi có u hỗn hợp, vùng có u thuốc cản quang không vào được, có các ống tiết nước bọt dãn rộng và một vài ống bị cụt. Người ta ví như hình ảnh quả bóng nằm trong lòng bàn tay (hình 21).

Hình 21. Hình ảnh quả bóng nằm trong lòng bàn tay

CT Scanner.

Có thể chỉ định chụp CT Scanner vùng tuyến mang tai ở 2 tư thế cắt ngang và cắt dọc (axial và coronal) có hoặc không có thuốc cản quang (hình 22).

Hình 22. Phim CT Scnner có thuốc cản quang

MRI ( phim cộng hưởng từ).

Hình 23. Hình ảnh MRI của u hỗn hợp tuyến mang tai

3.2. Giải phẫu bệnh.

Đại thể.

U thường hình tròn hoặc bầu dục, có vỏ xơ mỏng, có chỗ không có vỏ dính với tổ chức tuyến.

Cắt ngang qua u thấy u trắng đặc, có ổ chứa dịch nhày, có các nang nhỏ, có ổ canxi hoá, có ổ chảy máu, hoại tử, không có ranh giới (hình 24).

Hình 24. Hình ảnh đại thể u hỗn hợp tuyến

Vi thể (mô bệnh học).

U gồm tổ chức liên bào và chất đệm liên kết. Liên bào xuất phát từ liên bào túi tuyến hay ống tiết, làm thành những nhân hay những bè tế bào trụ ái kiềm toan. Chất đệm thay đổi, thường có tính chất phù nề, gồm các diện thể trong hay thể nhày. Tế bào liên bào nằm giữa tổ chức đệm giống nguyên bào sụn làm lầm tưởng với thể sụn giả, ít có nhân chia, không có tế bào dị hình. Tuỳ tuổi u, có thể phân biệt nhờ thấy nhiều liên bào hay ít liên bào nhiều tổ chức đệm (hình 25).

U nhiều tế bào U ít tế bào

Hình 25. Hình ảnh vi thể u hỗn hợp tuyến mang tai

Một phần của tài liệu GIẢI PHẪU SINH lý TUYẾN nước bọt (Trang 26 - 30)