Phân loại vốn

Một phần của tài liệu quản trị doanh nghiệp và marketing (Trang 73 - 74)

- F: quỹ thời gian làm việc tối đa của dây chuyền, giờ.

2. Phân loại vốn

a) Căn cứ vào cấu thành giá trị sản phẩm của vốn

Vốn cố định

Vốn cố định của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của các loại tài sản cố định, là số tiền mà DN bỏ ra để mua sắm TSCĐ. TSCĐ tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào hoạt

động sản xuất kinh doanh. TSCĐ là những tài sản thoả mãn những điều kiện nhất định như giá trị (theo quy định hiện nay là ≥ 10 tr.VND) và thời hạn sử dụng (≥ một năm).

TSCĐ có khác chút ít so với VCĐ về thành phần và cơ cấu, nhưng không đáng kể, về chức năng kinh tế thì chúng như nhau. Chẳng hạn, lúc mới hoạt động doanh nghiệp có giá trị VCĐ bằng giá trị nguyên thủy của TSCĐ, nhưng về sau giá trị của VCĐ

thường thấp hơn giá trị nguyên thủy của TSCĐ do khoản khấu hao đã trích lập. Trong thời gian sản xuất, VCĐ sẽđược thay đổi: giảm phần giá trị TSCĐ và tăng thêm phần chi phí đầu tư cơ bản và sửa chữa lớn.

Đặc điểm của TSCĐ là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái ban đầu. Tuy nhiên giá trị TSCĐđược luân chuyển dần vào giá trị

sản phẩm và dịch vụ. Giá trị này được doanh nghiệp thu hồi lại dưới hình thức khấu hao nhằm khôi phục và tái sản xuất TSCĐ.

Trong doanh nghiệp, TSCĐ bao gồm TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh (bao gồm TSCĐ hữu hình như: nhà cửa vật kiến trúc, MMTB...và TSCĐ vô hình như: chi phí sử dụng đất, chi phí thành lập DN, chi phí R&D, bằng phát minh sáng chế, bản quyền

tác giả, chi phí về lợi thế cạnh tranh...); TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi; TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ cho các đơn vị khác.

Vốn lưu động

Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và tài sản lưu thông. Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay một lần và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất - kinh doanh.

Trong quá trình sản xuất - kinh doanh của DN, vốn lưu động vừa nằm trong lĩnh vực dự trữ (nguyên vật liệu, bán thành phẩm, dụng cụ...), sản xuất (sản phẩm dở dang...), và lưu thông hàng (thành phẩm, tiền gửi ngân hàng, tiền mặt trong quỹ, khoản phải thu, tạm ứng...)

b) Căn cứ vào nguồn gốc hình thành vốn

Vốn ban đầu (vốn pháp định) là vốn bỏ ra khi thành lập doanh nghiệp. Đối với DNNN toàn bộ vốn ban đầu do Nhà nước cấp; đối với DNTN vốn do 1 cá nhân bỏ ra;

đối với DN đối vốn - do nhiều người cùng đóng góp.

Vốn bổ sung là vốn tăng thêm trong quá trình doanh nghiệp hoạt động bằng nhiều nguồn khác nhau như: từ lợi nhuận còn lại, từ các quỹ của DN, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, vay ngân hàng...

c) Căn cứ vào thời gian vay vốn

Vốn ngắn hạn là khoản tiền vay trong kỳ hạn 1 năm hoặc ngắn hơn (mục đích để

thanh toán tiền vật tư, lương công nhân...).

Vốn trung hạn là khoản tiền vay trong kỳ hạn dưới 5 năm (dùng để mua sắm máy móc thiết bị, dụng cụ...).

Vốn dài hạn là khoản tiền vay trong kỳ hạn trên 5 năm (dùng để mua đất đai, máy móc thiết bị cơ bản có tuổi thọ cao...).

II. Khấu hao tàI sản cố định

Một phần của tài liệu quản trị doanh nghiệp và marketing (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)