Tiền lương theo sản phẩm

Một phần của tài liệu quản trị doanh nghiệp và marketing (Trang 60 - 66)

- F: quỹ thời gian làm việc tối đa của dây chuyền, giờ.

2. Tiền lương theo sản phẩm

Tiền lương theo sản phẩm là số tiền mà người lao động nhận được căn cứ vào đơn giá tiền lương, số lượng sản phẩm hoàn thành và được tính theo công thức:

∑= = = n i1 i i sp q .g L Trong đó: Lsp - tiền lương theo sản phẩm; qi - số lượng sản phẩm loại i sản xuất được; gi- đơn giá tiền lương cho 1 sản phẩm loại i; n - số loại sản phẩm.

Tiền lương theo sản phẩm có thể chia thành các loại tiền lương sau:

- Tiền lương theo sản phẩm trực tiếp

Là tích số của sản phẩm đã nghiệm thu với đơn giá tiền lương. ∑ = = n i1 i i cn q .g L

Số lượng sản phẩm được xác định qua bộ phận KCS và số liệu thống kê.

Đơn giá tiền lương xác định theo công thức: g = M x H x (1+Ki) x Dt

hoặc g = (M x H x (1+Ki))/ Ds

Trong đó:

M - mức tiền lương tối thiểu;

H - hệ số cấp bậc công việc mà công nhân đảm nhiệm; Dt - định mức thời gian sản xuất một sản phẩm;

Ds - định mức sản lượng phải sản xuất ra trong một đơn vị thời gian;

Ki - hệ số phụ cấp các loại. Ví dụ: Kv - phụ cấp khu vực (5;10;15;20;25%); Kd - phụ

cấp độc hại (cao nhất là 25%); Kt - phụ cấp trách nhiệm (5;7;10%).

Ví dụ: Một công nhân bậc 3 (hệ số 1,132) trong một tháng sản xuất được 500 sản phẩm A. Mức lương giờ của công nhân bậc 1 là 2.000 VND. Định mức thời gian sản xuất sản phẩm A là 1 giờ. Phụ cấp độc hại là 10%, phụ cấp khu vực 10%. Hãy xác định tiền lương của công nhân này theo sản phẩm.

Giải:

+ Xác định đơn giá tiền lương cho sản phẩm A, áp dụng công thức: g = M x H x (1+Ki) x Dt ta có:

g=2.000x1,132(1+0,1+0,1)x1=2.716,80 VND

+ Tiền lương của công nhân bậc 3 này trong tháng là: L=2.716,80 x 500=1.358.400 VND.

Chếđộ tiền lương này áp dụng đối với những công việc có định mức thời gian ngắn, công việc tương đối độc lập, có thể thống kê rõ kết quả từng người. Ưu điểm của hình thức tiền lương này là quyền lợi và trách nhiệm của người lao động gắn chặt với nhau, kích thích sản xuất.

- Tiền lương theo sản phẩm gián tiếp

Chếđộ lương này không áp dụng cho công nhân sản xuất, mà chỉ áp dụng cho nhân viên phục vụ sản xuất trong trường hợp công việc của họ gắn chặt với nhau, nhưng không tính trực tiếp được lương sản phẩm cho các loại nhân viên khác nhau.

Căn cứ vào định mức sản lượng và mức độ hoàn thành định mức của công nhân sản xuất để tính đơn giá sản phẩm gián tiếp cho nhân viên phục vụ.

Li = gp x q Trong đó:

Li - lương của công nhân phục vụ; gp - đơn giá lương gián tiếp.

q - sản lượng thực tế của công nhân chính mà công nhân phụ phục vụ.

gp =

Ưu điểm của chếđộ tiền lương này là làm cho mọi cán bộ công nhân viên đều quan tâm đến vấn đề nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

- Tiền lương theo sản phẩm có thưởng

Là tiền lương theo sản phẩm không hạn chế cộng thêm một khoản tiền thưởng dựa vào chất lượng sản phẩm, mức tiết kiệm nguyên vật liệu, số sản phẩm vượt định mức...

Nguồn tiền thưởng có thể lấy từ phần tiết kiệm chi phí cốđịnh, phần tiết kiệm từ chi phí nguyên vật liệu, từ quỹ lương.

- Tiền lương theo sản phẩm luỹ tiến

Lương của công nhân phục vụ trong 1 ca

Định mức sản lượng của công nhân chính mà công nhân phụ phục vụ

Hình thức tiền lương này sử dụng nhiều đơn giá khác nhau để trả công cho công nhân tăng sản lượng ở mức độ khác nhau. Những sản phẩm đạt định mức sản lượng thì trả lương theo đơn giá chung, những sản phẩm vượt định mức thì trả theo đơn giá tăng dần (đơn giá luỹ tiến).

Ưu điểm: Khuyến khích công nhân tăng nhanh số lượng.

Nhược điểm: Làm cho tốc độ tăng tiền lương bình quân lớn hơn tốc độ tăng năng suất lao động.

Hình thức trả lương này thường được áp dụng khi doanh nghiệp cần hoàn thành gấp một khối lượng công việc trong một thời gian nhất định.

Tiền lương công nhân theo chếđộ này được tính theo công thức: Li = (Q0 x P)+ (ÄQ x P1)

Trong đó:

Li - lương của công nhân; Q0 - mức sản lượng; P - đơn giá sản phẩm; ÄQ - sản lượng tăng thêm; P1- đơn giá luỹ tiến.

2. Tiền lương sản phẩm tập thể

Tiền lương theo hình thức tập thể căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành của cả

tổ, sau đó phân phối lại cho từng người trong tổ. Phương pháp tính giống như tiền lương theo sản phẩm cá nhân trực tiếp.

Phân chia lương tiến hành dựa vào thời gian công tác thực tế và cấp bậc công việc mà lao động đảm nhận. Có các phương pháp chia lương như sau:

- Tiền lương phân chia theo giờ hệ số

Với phương pháp chia lương theo giờ hệ số tiền lương của mỗi công nhân trong tổ được tính theo công thức:

∑= = = n 1 i i i t i i i K T L K T L . . . Trong đó:

Li - lương của công nhân;

Ti - thời gian làm việc thực tế của công nhân (giờ, ngày); Ki - hệ số cấp bậc của công nhân;

Lt- tiền lương sản phẩm của cả tổ; n - số lượng công nhân cả tổ.

Ví dụ: Một đội công nhân gồm 4 người hoàn thành công việc sửa chữa một tủ cấp

đông. Tiền lương trả cho công việc trên là 180.000 VND. Thời gian tham gia công việc của từng công nhân như sau:

Bậc thợ Số lượng, người Thời gian tham gia làm việc

của 1 công nhân, giờ Hệ số bậc lương

3 4 4 5 1 2 1 10 10 20 1,132 1,204 1,281 Hãy phân phối tiền lương cho từng công nhân của tổ.

Giải + Tính tổng số giờ hệ số theo công thức ∑ = n 1 i i i K T. : =(1x10x1,132 + 2x10x1,204 + 1x20x1,281) =11,32+24,08+25,62=61,02 giờ.

+ Tính tiền lương 1 giờ hệ số theo công thức ∑ = n 1 i i i t K T L . =180.000/61,02 =2.949,853 VND.

∑= = = n 1 i i i t i i i K T L K T L . . .

Tiền lương của 1 công nhân bậc 3 là: 11,32x2.949,853=33.392,00 VND. Tiền lương của 2 công nhân bậc 4 là: 24,08x2.949,853=71.032,00 VND. Tiền lương của 1 công nhân bậc 5 là: 25,62x2.949,853=75.576,00 VND. - Tiền lương phân chia theo hệ số điều chỉnh

Thực hiện theo các bước sau:

+ Tính lương cho từng cá nhân và cả tổ căn cứ vào thời gian thực tế và mức lương cấp bậc từng người.

+ Xác định hệ sốđiều chỉnh.

+ Dùng hệ sốđiều chỉnh để tính lại tiền lương của mỗi người.

Ví dụ: Một đội công nhân gồm 4 người hoàn thành công việc sửa chữa một tủ cấp

đông, yêu cầu công việc là bậc 4, mức lương giờ của công nhân bậc 4 là 3.000 VND. Tiền lương trả cho công việc trên là 180.000 VND. Thời gian tham gia công việc của từng công nhân như sau:

Bậc thợ Số lượng, người Thời gian tham gia làm việc

của 1 công nhân, giờ Hệ số bậc lương

3 4 4 5 1 2 1 10 10 20 1,132 1,204 1,281 Hãy phân phối tiền lương cho từng công nhân của tổ.

Giải

+ Tính lương cho từng cá nhân và cả tổ:

Mức lương theo giờ của công nhân bậc 3 là (1,132*3.000/1,204)=2.820,60 VND. Mức lương theo giờ của công nhân bậc 5 là (1,281*3.000/1,204)=3.191,90 VND Tiền lương phân phối sơ bộ:

-Tiền lương 2 công nhân bậc 4 là: 60.000,00 VND (=2x10x3.000,00). -Tiền lương 1 công nhân bậc 5 là: 63.838,00 VND (=1x20x3.191,90). Tiền lương của cả tổ là: 152.044 VND (=28.206+60.000+63.838) + Xác định hệ sốđiều chỉnh.

Hệ sốđiều chỉnh=180.000/152.044=1,18387

+ Dùng hệ sốđiều chỉnh để tính lại tiền lương của mỗi người:

Tiền lương 1 công nhân bậc 3 là: 33.392,00 VND (=1,18387x28.206). Tiền lương 2 công nhân bậc 4 là: 71.032,00 VND (=1,18387x60.000). Tiền lương 1 công nhân bậc 5 là: 75.576,00 VND (=1,18387x63.838).

3. Tiền lương theo khoán sản phẩm

Trong chế độ tiền lương khoán, tiền lương trả cho người lao động được tính cho toàn bộ công việc. Tiền lương theo khoán sản phẩm áp dụng trong trường hợp không

định mức được chi tiết cho từng công việc, hoặc định mức được nhưng không chính xác. Khi áp dụng chếđộ tiền lương này cần chú ý:

-Tăng cường công tác kiểm tra đểđảm bảo chất lượng và tiến độ hoàn thành công việc.

-Thực hiện chếđộ khuyến khích lợi ích vật chất. III.CHẾĐỘ TIỀN THƯỞNG

Một phần của tài liệu quản trị doanh nghiệp và marketing (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)