I. KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT CỦA HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG DOANH NGHIỆP NGHIỆP
1.1 Khái niệm về kết quả và hiệu quả kinh tế
Trong lý thuyết kinh tế, các khái niệm “kết quả” và “hiệu quả” được đề cập tới như
là một phạm trù khoa học chung rất rộng, bao gồm khoa học, kỹ thuật, xã hội, kinh tế… Kết quả khoa học liên quan đến việc khám phá ra một hiện tượng mới của thế giới vật chất hoặc qui luật phát triển của thế giới đó, cũng như phát hiện khả năng ứng dụng chúng vào thực tế đời sống kinh tế, xác lập những thông số và chỉ tiêu tối ưu, áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào những lĩnh vực hoạt động cụ thể của con người.
Kết quả kỹ thuật được đặc trưng bởi ưu điểm có được từ xây dựng hoặc hoàn thiện hệ thống máy móc thiết bị, công nghệ, công cụ dụng cụ sản xuất và các nguồn lực sản xuất khác so với các phương tiện sản xuất tiên tiến nhất trong cùng một lĩnh vực kỹ
thuật.
Kết quả xã hội phản ánh sự phát triển của nhân tố con người, nâng cao tay nghề, sự
thay đổi cơ cấu ngành nghề, cũng như cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao năng suất lao động.
Kết quả kinh tế nghĩa là kết quả có được nhờ giảm hoặc tiết kiệm nguồn lực sản xuất trong việc sản xuất sản phẩm, ví dụ: chi phí nguyên vật liệu hoặc lao động trên một
đơn vị công suất hữu ích hoặc trên một kết quả cuối cùng nào đó. Các chỉ số kinh tế
trong thương mại thường là tăng doanh thu, lợi nhuận, tăng thị phần, tăng năng lực sản suất…
Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp, là tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó, nghĩa là hiệu quả trả lời cho câu hỏi, cái giá nào phải trảđểđạt được kết quảđó.
Như vậy, thứ nhất, hiệu quả kinh tế phụ thuộc vào kết quả kinh tế và chi phí để có
được kết quảđó; thứ hai, hiệu quả kinh tế là đại lượng tương đối có được do so sánh kết quả với chi phí bỏ ra. phÝ Chi qu¶ KÕt tÕ qu¶ kinh HiÖu =
Tăng hiệu quả có nghĩa là tăng kết quả thu được trên một đơn vị chi phí, cho phép doanh nghiệp sản xuất được nhiều sản phẩm hơn trên cùng một khối lượng các yếu tố
sản xuất. Tăng hiệu quả nghĩa là giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm (giá thành sản phẩm giảm), tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng tái sản xuất của doanh nghiệp.
Hiệu quả có thể là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Đó là hai mặt có liên quan mật thiết lẫn nhau của hiệu quả. Hiệu quả kinh tếđặc trưng bởi mức độ sử dụng chi phí, còn hiệu quả xã hội là mức độ thỏa mãn nhu cầu của con người về vật chất và tinh thần.
Nâng cao hiệu quả sản xuất thủy sản có ý nghĩa lớn không chỉ đối với ngành, mà còn đối với nền kinh tế quốc dân nói chung.
Hiệu quả kinh tế chung và hiệu quả kinh tế so sánh
Hiệu quả kinh tế chung được thể hiện bằng tương quan giữa các đại lượng kinh tế
tổng quát so với chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Các chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế chung là: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất, các chỉ tiêu sử dụng nguồn lực lao động, sử dụng vốn cốđịnh, vốn lưu động...
Hiệu quả kinh tế so sánh được xác định khi nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật mới, khi giải quyết các vấn đề về sản xuất kinh doanh và sử dụng nguyên liệu thay thế, khi thiết kế và tái cấu trúc hoạt động của doanh nghiệp. Ý nghĩa của hiệu quả kinh tế so sánh là xác định một phương án giải quyết bài toán kinh tế có lợi hơn.
Khi xác định hiệu quả kinh tế so sánh thông qua kết quả kinh tế thì tính kinh tế có
được là nhờ giảm giá thành sản phẩm, xác định hiệu quả kinh tế so sánh thông qua chi phí thì tính kinh tế có được là nhờ vốn đầu tư tăng thêm. Hiệu quả kinh tế so sánh được xác định khi lựa chọn một trong nhiều phương án khác nhau. Nó được đặc trưng bởi lợi thế của phương án này so với các phương án khác.
1.2 Bản chất của hiệu quả kinh tế
Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội.
Sự khan hiếm các nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính cạnh tranh nhằm thoả
mãn nhu cầu vô hạn của xã hội, đòi hỏi phải khai thác các nguồn lực một cách hợp lý và tiết kiệm.