IV. LOẠI HÌNH SẢN XUẤT VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC SẢN XUẤT
9 Hình thức chuyên môn hoá s ản xuất ở phân xưởng và
công đoạn Theo hình thức công nghệ Theo hình thức hỗn hợp Theo hình thức đối tượng
Trên thực tế, trong cùng một doanh nghiệp có thể tồn tại cùng một lúc nhiều loại hình sản xuất khác nhau. Loại hình sản xuất có ảnh hưởng quyết định đến đặc trưng tổ
chức, quản trị, hoạch định kế hoạch sản xuất-tác nghiệp cũng như các chỉ số kinh tế-kỹ
thuật.
Nếu như xem xét toàn bộ các loại hình sản xuất như một hệ thống bắt đầu từ loại hình sản xuất đơn chiếc và kết thúc là loại hình sản xuất khối lượng lớn, thì theo mức độ
tiến tới loại hình sản xuất khối lượng lớn có thể nhận thấy các đặc điểm sau:
Không ngừng mở rộng phạm vi ứng dụng các quá trình công nghệ năng suất cao đi
đôi với cơ giới hoá và tựđộng hoá sản xuất.
Tăng tỷ trọng máy móc chuyên dụng và các thiết bị công nghệ chuyên dụng trong tổng số công cụ lao động.
Tăng mức độứng dụng phương pháp lao động tiên tiến.
Trên cơ sở những thay đổi tiến bộ nêu trên, khi chuyển từ loại hình sản xuất đơn chiếc sang loại hình sản xuất hàng loạt và tiếp theo là loại hình sản xuất khối lượng lớn
đảm bảo tiết kiệm đáng kể lao động xã hội mà kết quả là: nâng cao hiệu suất lao động, sử dụng có hiệu quả hơn vốn cố định của doanh nghiệp, giảm chi phí nguyên vật liệu trên một đơn vị sản phẩm, cũng như giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận và hiệu quả sản xuất.
Tuy nhiên cần nhận thấy rằng, sử dụng phương pháp nhóm trong chế biến sản phẩm, ứng dụng tựđộng hoá các quá trình sản xuất đưa tới khả năng sử dụng hình thức tổ chức sản xuất khối lượng lớn trong sản xuất hàng loạt, thậm chí trong sản xuất đơn
chiếc và đạt được hiệu quả cao. Ví dụ, sử dụng hình thức sản xuất tổng hợp linh hoạt trong sản xuất đơn chiếc đảm bảo tăng năng suất lao động từ 4-6 lần, nâng hệ số sử
dụng thiết bịđến 0,90-0,95 %, rút ngắn được chu kỳ sản xuất và hiệu quả sản xuất được nâng cao.
4.2. Phương pháp tổ chức quá trình sản xuất
Trong thực tế có nhiều phương pháp tổ chức quá trình sản xuất khác nhau. Trong phần này chỉ nghiên cứu 2 phương pháp chủ yếu sau đây:
Phương pháp sản xuất dây chuyền;
Phương pháp sản xuất theo nhóm (không theo dây chuyền).
4.2.1.Phương pháp sản xuất dây chuyền
Phần lớn các doanh nghiệp thủy sản tổ chức sản xuất theo dây chuyền. Trên từng nơi làm việc, bước công việc thao tác trên cùng một đối tượng lao động thường xuyên
được lặp đi lặp lại. Đây là phương pháp sản xuất kinh tế nhất. Chuyên môn hoá sâu máy móc thiết bịđảm bảo năng suất lao động của công nhân cao, cho phép rút ngắn hao phí thời gian thực hiện các bước công việc sản xuất. Hao phí thời gian làm việc, máy móc thiết bị và nhân lực do chuyển từ chế biến một loại sản phẩm này sang loại sản phẩm khác là tối thiểu thậm chí không có. Trình độ cơ giới hoá và tự động hoá sản xuất rất cao. Sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực sản xuất như: nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng. Sản xuất dây chuyền mang lại khả năng áp dụng được những phương pháp tổ chức tiên tiến nhất. Nó là đặc trưng của loại hình sản xuất khối lượng lớn và sản xuất hàng loạt lớn.
Những đặc điểm của sản xuất dây chuyền:
Sản xuất dây chuyền là phương pháp tổ chức sản xuất đặc biệt có những đặc điểm sau:
-Chia nhỏ quá trình sản xuất thành những bước công việc;
-Nơi làm việc được chuyên môn hoá cao để thực hiện các bước công việc cốđịnh; -Thực hiện song song các bước công việc trên tất cả các nơi làm việc;
-Sắp xếp máy móc, thiết bị theo quy trình công nghệ; -Mức độ liên tục của quá trình sản xuất cao;
-Sử dụng phương tiện vận chuyển đặc biệt để chuyển đối tượng lao động từ bước công việc này sang bước công việc khác.
Phân loại dây chuyền:
-Dây chuyền sản xuất có thểđược phân loại dựa vào các dấu hiệu sau đây:
-Dựa vào mức độ chuyên môn hoá: dây chuyền một đối tượng và dây chuyền nhiều đối tượng.
-Dựa vào tính liên tục của dây chuyền: dây chuyền sản xuất liên tục và dây chuyền gián đoạn.
-Dựa vào mức độ nhịp nhàng của quá trình sản xuất: dây chuyền có nhịp cưỡng bức và dây chuyền có nhịp tự do.
-Dựa vào trạng thái của đối tượng trên dây chuyền: dây chuyền có đối tượng chuyển động trong quá trình sản xuất và dây chuyền có đối tượng cố định trong quá trình sản xuất (ví dụ dây chuyền đóng tàu).
Các thông số của sản xuất dây chuyền:
Nhịp dây chuyền (r)
Nhịp dây chuyền là khoảng cách thời gian tuần tự chế biến xong hai sản phẩm kế
tiếp nhau ở bước công việc cuối cùng. Trong loại dây chuyền cố định và liên tục, nhịp dây chuyền bằng khoảng cách thời gian cần thiết để chuyển sản phẩm từ nơi làm việc trước đến nơi làm việc tiếp theo sau. Nhịp dây chuyền được tính bằng công thức:
QTr= r=
Trong đó:
r- Nhịp dây chuyền (phút, giờ);
T- Tổng số thời gian sản xuất trong kỳ (phút, giờ); Q- Số lượng sản phẩm sản xuất ra được trong kỳ.
Bước dây chuyền (B)
Bước dây chuyền là khoảng cách giữa trung tâm hai nơi làm việc kề liền nhau. Bước dây chuyền phụ thuộc vào kích thước của sản phẩm, máy móc, thiết bịđược bố trí trên nơi làm việc.
Trong sản xuất dây chuyền liên tục, bước dây chuyền cũng đồng thời là khoảng cách giữa trung tâm hai sản phẩm được chế biến kế tiếp nhau.
Tổng số nơi làm việc trên dây chuyền phụ thuộc vào hai nhân tố: số bước công việc và số nơi làm việc của mỗi bước công việc. ∑ = = m i1Ci n
Độ dài của dây chuyền (L)
Độ dài dây chuyền (ở đây chỉ tính độ dài thực tế làm việc có hiệu quả) phụ thuộc vào bước dây chuyền và số lượng nơi làm việc được bố trí cùng một phía của dây chuyền. Độ dài của dây chuyền được tính theo công thức sau:
nB B
L= x
Trong đó:
L- Độ dài dây chuyền (m); B- Bước dây chuyền (m);
n- Số nơi làm việc ở cùng một phía của dây chuyền.
Tốc độ chuyển động của dây chuyền (V)
Trên dây chuyên liên tục, sản phẩm chế biến được vận chuyển theo một tốc độ đều và không thay đổi. Tốc độ chuyển động của dây chuyền được được tính theo công thức sau:
rB B
V=
Trong đó:
V- Tốc độ chuyển động của dây chuyền (m/phút); B- Bước dây chuyền (m);
r- Nhịp dây chuyền (phút).
Tốc độ của dây chuyền thường dao động từ khoảng 0,1 đến 4,0 m/phút. Nếu tốc độ
cao quá sẽảnh hưởng đến an toàn lao động.
Hiệu quả kinh tế của sản xuất dây chuyền
-Nâng cao năng suất lao động nhờ giảm được thời gian gián đoạn trong sản xuất sản phẩm, cơ giới hoá quá trình sản xuất, chuyên môn hoá chỗ làm việc,...
-Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhờ rút ngắn chu kỳ sản xuất. -Hạ giá thành sản phẩm.
Ngoài những ưu điểm, sản xuất dây chuyền có một số nhược điểm như: công việc
đơn điệu, nhàm chán; dây chuyền có thể ngừng hoạt động do hỏng hóc một trong các máy móc thiết bị hay công nhân rời khỏi vị trí làm việc của mình.
Phương pháp tổ chức sản xuất dây chuyền có thể sử dụng khi tuân thủ các điều kiện sau đây:
-Kế hoạch sản xuất phải tương đối ổn định, số lượng đủ lớn.
-Sản phẩm phải có kết cấu hợp lý và ổn định, đảm bảo tính công nghệ cao.
-Hao phí thời gian cho từng bước công việc có thể thiết lập được với độ chính xác tương đối cao, sản phẩm phải có tính đồng bộ.
Công tác quản lý dây chuyền
Đểđạt được hiệu quả cao, công tác quản lý dây chuyền cần tập trung giải quyết tốt một số vấn đề sau:
-Cung cấp nguyên vật liệu, dụng cụ đúng quy cách, đủ số lượng và tuân theo chế độđã quy định.
-Giữ gìn, bảo quản và sửa chữa tốt các thiết bị máy móc và phương tiện vận chuyển.
-Bảo đảm nơi làm việc luôn sạch sẽ, có trật tự, coi trọng vệ sinh công nghiệp và môi trường.
-Bố trí công nhân đúng tiêu chuẩn nghề nghiệp, coi trọng an toàn lao động. Mặt khác để giảm tính đơn điệu, cần đào tạo và bồi dưỡng công nhân để họ có thể
thực hiện được nhiều bước công việc khác nhau trên dây chuyền.
4.2.2. Phương pháp sản xuất theo nhóm Đặc điểm: Đặc điểm:
Phương pháp sản xuất theo nhóm được thể hiện ở chỗ không thiết kế quy trình công nghệ, bố trí máy móc dụng cụ để sản xuất từng loại chi tiết cá biệt mà làm chung cho cả nhóm, dựa vào chi các tiết tổng hợp đã lựa chọn. Các chi tiết trong cùng nhóm
được gia công trong cùng một lần điều chỉnh máy.
-Tất cả những chi tiết của các loại sản phẩm cần chế tạo trong doanh nghiệp sau khi đã tiêu chuẩn hoá được phân loại thành từng nhóm, căn cứ vào kết cấu, phương pháp công nghệ giống nhau, yêu cầu về máy móc và đồ gá lắp cùng loại.
-Lựa chọn chi tiết tổng hợp của nhóm. Chi tiết tổng hợp là chi tiết phức tạp hơn cả
và tổng hợp được tất cả những yếu tố của các chi tiết khác trong cùng một nhóm. Nếu không chọn được một chi tiết như vậy, thì phải thiết kế ra một chi tiết có đủ điều kiện
đó.
-Lập quy trình công nghệ cho nhóm hay nói đúng hơn là cho chi tiết tổng hợp đã lựa chọn.
-Tiến hành xây dựng định mức thời gian các bước công việc của chi tiết tổng hợp, từđó dùng phương pháp so sánh để quy định hệ số cho các loại chi tiết khác trong cùng nhóm.
-Thiết kế, chuẩn bị dụng cụ, đồ gá lắp cho cả nhóm và bố trí thiết bị, máy móc để
sản xuất.
Hiệu quả kinh tế của phương pháp sản xuất theo nhóm
-Giảm bớt thời gian chuẩn bị kỹ thuật.
-Giảm nhẹ công tác xây dựng định mức kinh tế-kỹ thuật, công tác kế hoạch và
điều độ sản xuất.
-Tạo điều kiện nâng cao loại hình sản xuất.
-Tạo điều kiện cải tiến tổ chức lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp và nâng cao năng xuất lao động.
-Giảm bớt chi phí về trang bị kỹ thuật, nâng cao hệ số sử dụng đồ gá và nhờ đó giảm được chi phí hao mòn máy móc dụng cụ cho đơn vị sản phẩm và làm cho giá thành sản phẩm ngày càng hạ.