CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA DOANH NGHIỆP THỦY SẢN

Một phần của tài liệu quản trị doanh nghiệp và marketing (Trang 109 - 113)

THỦY SẢN

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thủy sản hoạt động trong điều kiện môi trường ngoài luôn biến động. Nhiệm vụ quan trọng của doanh nghiệp là đảm bảo tính linh hoạt cao trong sản xuất, cho phép doanh nghiệp thay đổi nhanh chóng chủng loại sản phẩm, đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng toàn cầu. Để tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải coi trọng việc xây dựng chiến lược kinh doanh và nhất thiết phải tính tới sự bất ổn định của môi trường bên ngoài.

Chiến lược kinh doanh chỉ ra mục tiêu trong dài hạn, vạch ra con đường và điều phối các nguồn lực để tiến vững chắc tới mục tiêu.

Khi xây dựng chiến lược kinh doanh doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề sau

đây:

-Phải xác định rõ ràng sứ mệnh (mission), mục tiêu, nhiệm vụ và khả năng của bản thân doanh nghiệp.

-Mục đích phải cụ thể, rõ ràng và có thểđịnh lượng được. -Nghiên cứu, xử lý thông tin thật kỹ.

-Lãnh đạo doanh nghiệp phải là người đóng vai trò quyết định trong hoạch định chiến lược.

-Phân định rành mạch trách nhiệm và nghĩa vụ của người thực hiện. -Liên tục kiểm tra, kịp thời bổ sung, chỉnh lý.

Thông thường có bốn chiến lược kinh doanh tiêu biểu với nhiều cơ hội dẫn đến thành công:

1. Bứt phá lên dẫn đầu, tấn công ồạt. 2. Xâm nhập bất ngờ, nhanh gọn.

3. Tìm kiếm và chiếm lĩnh thị trường tiềm năng.

4. Thay đổi tính chất của sản phẩm, thị trường hoặc ngành kinh doanh (khác biệt hoá, chi phí thấp…).

4.2 Nâng cao năng suất lao động

Trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp “ch có ngun lc con người mi có th to ra kết qu kinh tế. Các ngun lc khác có thđược s dng, nhưng chúng phi tuân theo các qui lut t nhiên, đầu ra ca chúng không bao gi ln hơn tng

Năng suất lao động là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp.Các biện pháp nâng cao năng suất lao động trong doanh nghiệp thủy sản dựa vào sự tác động lên hai nhóm nhân tố chủ yếu là nhân tố bên ngoài (không phụ thuộc vào công nhân) và nhân tố bên trong (làm tăng cường độ lao động của người công nhân):

- Cải thiện chất lượng nguyên liệu chế biến và cung cấp đủ khối lượng để sử dụng hết công suất sản xuất.

- Giảm chi phí nguyên vật liệu ở mọi giai đoạn: nuôi trồng, đánh bắt, thu hoạch, bảo quản, sơ chế, vận chuyển.

- Cơ giới hóa và tự động hóa các quá trình sản xuất.

- Áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến tiết kiệm sức lao động.

- Tăng quy mô sản xuất hợp lý.

- Chuyên môn hóa và hiệp tác hóa sản xuất.

- Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý, tổ chức lao động và sản xuất.

- Động viên bằng vật chất và tinh thần nâng cao năng suất lao động.

4.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị

Cho đến nay, vấn đề đánh giá hiệu quả của hoạt động quản trị trong các tài liệu kinh tếđược giải quyết không giống nhau. Một số nhà kinh tế tiến hành giá hiệu quả của hoạt động quản trị dựa trên cơ sở các các chỉ tiêu về lao động của chính các nhà quản trị, cũng như của toàn doanh nghiệp nói chung. Các nhà kinh tế khác tiến hành đánh giá trên cơ sở một chỉ tiêu: hiệu quả sản xuất (không đánh giá chỉ tiêu năng suất lao động). Sở dĩ có những quan điểm đánh giá khác nhau như vậy là do đặc thù công tác của các nhà quản trị: nhân viên quản trị khác với nhân viên sản xuất là tác động lên hoạt động sản xuất không phải trực tiếp mà là gián tiếp, thông qua hoạt động của các nhân viên khác. Một nguyên nhân nữa là nằm ở tính phức tạp trong định mức công tác quản trị.

Cho nên có thể rút ra kết luận là đánh giá trực tiếp hiệu quả của hoạt động quản trị

là rất khó khăn do chưa nghiên cứu một cách đầy đủ nhiều vấn đề trên bình diện lý thuyết cũng như trong thực tiễn. Có nhiều quan điểm giá hiệu quả của hoạt động quản trị. Một số nhà kinh tế cho rằng cần phải giá hiệu quả của hoạt động quản trị theo kết quả nhận xét của nhà quản trị. Các ý kiến khác thì đánh giá theo mức độ công việc và số

lượng nhân viên... Do đó họđưa ra nhiều chỉ tiêu khác nhau. Các chỉ tiêu sử dụng để giá hiệu quả của hoạt động quản trị có thể chia ra làm hai nhóm.

Nhóm 1 thể hiện đặc trưng hiệu quả của hệ thống quản trị và được biểu thị thông qua kết quả cuối cùng và chi phí bỏ ra cho hoạt động quản trị. Kết quả kinh tế có được nhờ sự vận hành của hệ thống quản trị có thể được xem xét như: sản lượng, lợi nhuận, giá thành, vốn đầu tư, chất lượng sản phẩm.

Nhóm 2 đặc trưng bởi nội dung và tổ chức quá trình quản trị, trong đó có kết quả

trực tiếp và chi phí cho hoạt động quản trị. Về chi phí cho hoạt động quản trị tính cả chi phí hiện hành trả lương cho bộ máy quản trị, chi phí vận hành máy móc thiết bị, chi phí văn phòng, chi phí đào tạo và tái đào tạo cán bộ quản trị.

Đánh giá hiệu quả của quá trình quản trị sử dụng các chỉ tiêu định lượng và các chỉ

tiêu định tính. Các chỉ tiêu này có tính định mức và có thểđược sử dụng như tiêu chuẩn hiệu quả hoặc giới hạn, khi bộ máy tổ chức thay đổi không thay đổi các tham số khác. Các chỉ tiêu mang tính định mức của bộ máy quản trị là: năng suất, mức độ tiết kiệm, tính thích ứng, tính mềm dẻo, tính cơđộng, độ tin cậy, tính hợp lý.

- Năng suất lao động của bộ máy quản trị có thểđược biểu thị bằng sản lượng sản phẩm trong một đơn vị thời gian.

- Mức độ tiết kiệm của bộ máy quản trị là chi phí tương đối để vận hành bộ máy. Mức độ tiết kiệm được đánh giá theo các chỉ tiêu như: tỷ trọng chi phí cung cấp cho bộ

máy quản trị, tỷ trọng nhân viên quản trị trong tổng số nhân viên của doanh nghiệp. - Tính thích ứng của hệ thống quản trị được xác định bằng khả năng của doanh nghiệp trong việc thực hiện các chức năng định trước một cách có hiệu quả trong phạm vi điều kiện môi trường thay đổi. Phạm vi đó càng rộng, tính thính ứng của hệ thống càng cao.

- Tính mềm dẻo – là khả năng của bộ máy quản trị thay đổi vai trò của mình tương

ứng với nhiệm vụ mới trong quá trình ra quyết định quản lý và điều chỉnh các mối quan hệ mới không làm ảnh hưởng đến cơ cấu hiện tại của hệ thống.

- Tính cơ động đặc trưng ở chỗ phát hiện kịp thời những vấn đề phát sinh và giả

quyết vấn đề một cách nhanh chóng. Đảm bảo đạt được tối đa mục tiêu đã đề ra khi đảm bảo tính ổn định của các quá trình sản xuất và các quá trình khác.

-Độ tin cậy của bộ máy quản trị- là sự vận hành liên tục không bị gián đoạn. Để đánh giá độ tin cậy sử dụng mức độ thực hiện nhiệm vụ và thực hiện các tiêu chuẩn đã

được phê duyệt, không có sự sai lệch khi thực hiện mệnh lệnh và các đặc trưng khác. - Tính hợp lý của bộ máy tổ chức quản trị thể hiện ở tính cân đối trong thành phần chức năng và mục tiêu quản trị. Khái niệm cơ cấu quản trị bao gồm tính liên kết của hệ

thống quản trị, mức độ tập trung chức năng, ra các định mức quản lý, phân phối quyền và trách nhiệm.

4.4 Đối với kỹ thuật- công nghệ

Kỹ thuật - công nghệ là một trong những nhân tố quan trọng quyết định thành công trong cuộc chiến cạnh tranh, là công cụ cơ bản nâng cao hiệu quả sản xuất cho doanh nghiệp, cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đảm bảo hoạt động sản xuất đạt hiệu quả cao. Những năm gần đây, tiến bộ khoa học - kỹ thuật diễn ra ngày càng mạnh mẽ

giúp hoàn thiện các công nghệ hiện tại, từng phần hiện đại hóa MMTB. Doanh nghiệp chú trọng đến công tác đổi mới công nghệ sản xuất là thể hiện khả năng nhạy cảm của mình với các thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật, với tình hình thị trường.

Các xu hướng quan trọng của tiến bộ khoa học - kỹ thuật là: - Mở rộng ứng dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến. - Cơ giới hóa và tựđộng hóa các quá trình sản xuất. - Tìm kiếm và sử dụng các nguồn nguyên liệu mới…

4.5 Không ngừng mở rộng các mối quan hệ của doanh nghiệp với bên ngoài

- Giải quyết tốt mối quan hệ với khách hàng.

- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tạo niềm tin, uy tín về chất lượng sản phẩm, tinh thần phục vụ...

- Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các doanh nghiệp cung ứng, tiêu thụ… - Xây dựng hệ thống thông tin bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.

- Hoạt động kinh doanh theo đúng pháp luật.

Một phần của tài liệu quản trị doanh nghiệp và marketing (Trang 109 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)