VI. BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
4. Nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp
1.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh
Để phân tích và quản lý các chi phí đạt hiệu quả cao cần phải tiến hành phân loại chi phí. Có 4 phương pháp phân loại chi phí như sau:
a. Phân loại chi phí theo công dụng của chi phí trong sản xuất
Theo phương pháp phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh chia thành các khoản mục sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:Bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính (cá nguyên liệu, nước sốt cà chua, dầu thực vật, bột…), nguyên vật liệu phụ (bao bì, nước
đá, muối, dầu máy…), nhiên liệu, năng lượng và các vật liệu khác trong quá trình sản xuất sản phẩm.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm chi phí tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, bảo hiểm xã hội trả cho người lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm.
- Chi phí sản xuất chung: Bao gồm chi phí cho công tác điều hành, quản lý sản xuất ở các phân xưởng sản xuất và các chi phí hổ trợ chung cho công việc sản xuất sản phẩm trong toàn doanh nghiệp: chi phí cho nhân viên xưởng; chi phí vật liệu; chi phí dụng cụ sản xuất; chi phí khấu hao tài sản cố định; chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí khác bằng tiền.
Ba khoản mục chi phí trên làm cơ sở để tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Bao gồm các chi phí liên quan đến việc điều hành, quản lý chung cho toàn doanh nghiệp như: chi phí nhân viên quản lý; chi phí vật liệu quản lý; chi phí đồ dùng văn phòng; chi phí khấu hao tài sản cốđịnh; thuế, phí và lệ
- Chi phí bán hàng: Bao gồm các chi phí liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm như: chi phí nhân viên; chi phí vật liệu bao bì; chi phí dụng cụ đồ dùng; chi phí khấu hao tài sản cốđịnh; chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí bằng tiền khác.
Hai khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng dùng để tính lãi (lỗ) của doanh nghiệp.
b. Phân loại chi phí căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí và sản lượng
- Biến phí: là chi phí tăng giảm theo cùng một tỷ lệ với sản lượng sản phẩm như
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp (nếu trả lương sản phẩm)... - Định phí: là chi phí không tăng giảm hoặc chỉ tăng giảm rất ít và không theo cùng một tỷ lệ với sản lượng như: chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp...
c. Phân loại chi phí theo phương pháp phân bổ chi phí vào giá thành
- Chi phí trực tiếp: là chi phí liên quan đến việc sản xuất từng loại sản phẩm và
được tính thẳng vào giá thành đơn vị sản phẩm. Ví dụ: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí gián tiếp: là chi phí không có liên quan mật thiết đến việc sản xuất từng loại sản phẩm cá biệt mà có liên quan đến hoạt động sản xuất chung của phân xưởng, của doanh nghiệp và được tính vào giá thành một cách gián tiếp theo phương pháp phân bổ. Ví dụ: chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp...
d. Phân loại chi phí căn cứ vào cấu thành của chi phí
- Chi phí đơn thuần: ví dụ như chi phí chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí công nhân trực tiếp.
- Chi phí tổng hợp:ví dụ như chi phí bán hàng, chi phí sản xuất chung.
V. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM