Tổ chức sản xuất về không gian

Một phần của tài liệu quản trị doanh nghiệp và marketing (Trang 29 - 31)

III. TỔ CHỨC SẢN XUẤT VỀ KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN

3.1. Tổ chức sản xuất về không gian

Tổ chức sản xuất về không gian bao gồm việc lựa chọn hình thức tổ chức sản xuất bảo đảm sự cân đối giữa các bộ phận sản xuất và bố trí tổng mặt bằng của doanh nghiệp.

Về mặt không gian, các bộ phận sản xuất thường được tổ chức theo các hình thức: công nghệ, đối tượng và hỗn hợp.

Tổ chức theo hình thức công nghệ

Theo hình thức này, mỗi phân xưởng hay ngành chỉ thực hiện một loạt công nghệ

nhất định. Trong phân xưởng người ta bố trí thiết bị, máy móc cùng loại. Tên của phân xưởng hay ngành được gọi theo tên của thiết bị, máy móc hoặc phương pháp công nghệ.

Ưu điểm:

-Dễ quản lý kỹ thuật và khả năng điều chỉnh mức độ sử dụng của máy móc thiết bị

lớn.

- Đảm bảo linh hoạt trong sản xuất, nhất là khi sản xuất sản phẩm mới, mở rộng danh mục sản phẩm mà không phải thay đổi máy móc thiết bị sẵn có và các quá trình công nghệ.

Nhược điểm:

-Hiệp tác hoá trong nội bộ xí nghiệp thêm phức tạp và tốn kém.

-Trách nhiệm của lãnh đạo ngành bị hạn chế, chỉ chịu trách nhiệm thực hiện một phần nhất định của quá trình sản xuất.

Tổ chức theo hình thức đối tượng

Theo hình thức này, mỗi phân xưởng hay ngành chỉ sản xuất một loại sản phẩm, hoặc một loại bộ phận sản phẩm nhất định. Quá trình chế biến kể từ khi đưa nguyên liệu, vật liệu vào cho đến khi ra thành phẩm đều ở trong phân xưởng hay ngành đó. Trong mỗi phân xưởng phải trang bị nhiều loại thiết bị, máy móc khác nhau và được bố trí sắp xếp theo một trình tự chế biến sản phẩm hay theo quy trình công nghệ. Tên của phân xưởng hay ngành gọi theo tên của sản phẩm.

Ưu điểm:

-Phối hợp công việc đơn giản do mỗi loại sản phẩm được chế biến gọn trong một phân xưởng hay ngành.

-Nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo xưởng, ngành về sản xuất sản phẩm đúng thời hạn, đủ số lượng và đảm bảo chất lượng. Công tác kế hoạch và điều độ sản xuất

được tiến hành thuận lợi và dễ dàng.

- Đường di động của sản phẩm được rút ngắn, sử dụng ít phương tiện vận chuyển, ít kho tàng, ít diện tích sản xuất. Chu kỳ sản xuất ngắn.

Nhược điểm:

Hình thức này chỉ thích hợp khi doanh nghiệp có nhiệm vụ sản xuất ổn định, sản lượng của một loại sản phẩm hay chi tiết khá lớn. Cho nên khi nhiệm vụ sản xuất thường thay đổi thì hình thức công nghệ lại hợp lý và có hiệu quả hơn.

Trong thực tế, hình thức công nghệ hay hình thức đối tượng ít được áp dụng, mà thường áp dụng hình thức hỗn hợp để tận dụng được ưu điểm của hai hình thức nêu trên.

Tổ chức theo hình thức hỗn hợp

Theo hình thức này, trong cùng một xí nghiệp, phân xưởng hay ngành vừa có cả

hình thức công nghệ, vừa có cả hình thức đối tượng. Ưu điểm của hình thức này là giảm bớt khối lượng vận chuyển bên trong nội bộ phân xưởng, rút ngắn chu kỳ sản xuất sản phẩm, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao mức độ sử dụng MMTB, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất.

Một phần của tài liệu quản trị doanh nghiệp và marketing (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)