II. CƠ CẤU SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP
2.2.2. Các bộ phận trong cơ cấu sản xuất
Những bộ phận quan trọng của cơ cấu sản xuất trong doanh nghiệp là phân xưởng, ngành (công đoạn) và nơi làm việc.
Phân xưởng. Phân xưởng là đơn vị tổ chức sản xuất cơ bản và chủ yếu của doanh nghiệp qui mô lớn, có nhiệm vụ sản xuất một loại sản phẩm hoặc hoàn thành một giai
đoạn công nghệ của quá trình sản xuất.
Căn cứ vào tính chất của quá trình sản xuất, phân xưởng được chia làm 4 loại:
Phân xưởng sản xuất chính
Là nơi trực tiếp chế tạo sản phẩm chính, bao gồm 3 bộ phận nhỏ là bộ phận chuẩn bị sản xuất, bộ phận sản xuất và bộ phận hoàn thành. Đặc điểm của những bộ phận này là nguyên vật liệu mà nó chế biến phải trở thành sản phẩm chính của doanh nghiệp.
Phân xưởng phụ trợ
Là những phân xưởng mà hoạt động của nó đảm bảo cho sản xuất chính có thể tiến hành đều đặn và liên tục. Sản phẩm của bộ phận này được sử dụng trong chính doanh nghiệp. Ví dụ: sửa chữa máy móc thiết bị, chế tạo công cụ dụng cụ, bộ phận cung cấp hơi, khí nén... Phân xưởng sản xuất phụ Là phân xưởng tận dụng phế liệu, phế phẩm của sản xuất chính để chế tạo ra những loại sản phẩm phụ. Bộ phận phục vụ sản xuất Bộ phận phục vụ sản xuất là bộ phận thực hiện dịch vụ đảm bảo cho các bộ phận khác vận hành bình thường. Đó là các quá trình vận chuyển, kho bãi, vệ sinh phân xưởng. Hình 1.3. trình bày cơ cấu sản xuất của một doanh nghiệp chế biến thủy sản.
Cơ cấu sản xuất
Bộ phận sản xuất phụ trợ Bộ phận phục vụ sản xuất Bộ phận sản xuất chính
Ngành (công đoạn)
Là một bộ phận sản xuất của xưởng. Các công đoạn được xây dựng theo nguyên tắc công nghệ hay sản phẩm.
Nơi làm việc
Là đơn vị cơ sở, khâu đầu tiên của tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp, là phần diện tích sản xuất mà ở đó một công nhân hay một nhóm công nhân sử dụng thiết bị, máy móc, dụng cụđể hoàn thành một bước công việc trong việc sản xuất sản phẩm.
Kết quả hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc đáng kể vào trình độ tổ chức nơi làm việc, mức độ chuyên môn hoá, số lượng nơi làm việc, sắp xếp hợp lý nơi làm việc trong phân xưởng...
Cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp luôn luôn biến đổi. Cùng với việc hoàn thiện kỹ
thuật và công nghệ, tổ chức sản xuất, lao động và quản trị doanh nghiệp cơ cấu sản xuất cũng được hoàn thiện. Điều đó tạo điều kiện tăng cường sản xuất, sử dụng hiệu quả
nguồn nguyên liệu và đạt được kết quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.