Thách thức

Một phần của tài liệu Môi trường văn hóa trong Marketing quốc tế và chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp (Trang 72 - 75)

Năm 2007, xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt 7,8 tỷ USD, tăng gần 2 tỷ USD so với năm 2006, nhưng chủ yếu vẫn được tiến hành theo phương thức gia công xuất khẩu, do đó hiệu quả kinh doanh xuất khẩu còn rất thấp. Đặc biệt năm 2006 một số doanh nghiêp cổ phần do thiếu vốn, ngại rủi ro nên chuyển từ phương thức tự doanh sang sản xuất gia công, việc nhập khẩu nguyên liệu thường ở mức cao. Lợi nhuận thu về từ nhập khẩu do đó cũng không đáng kể. Thách thức đặt ra với vấn đề này là doanh nghiệp phải đẩy mạnh hoạt động đầu tư công nghệ, tăng tỷ lệ nội địa hóa và giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu. Trước mắt, doanh nghiệp phải đẩy mạnh liên doanh, liên kết với các nhà đầu tư chiến lược quốc tế trong lĩnh

vực sản xuất nguyên phụ liệu; tập trung vào thiết kế mẫu mã, xây dựng thương hiệu cho từng doanh nghiệp và cho cả quốc gia.

Trong một cuộc phỏng vấn thú vị vừa qua, ông Felipe Palacios Sureda, Tham tán Thương mại EU, phái đoàn Ủy ban châu Âu tại Việt Nam, đã cho chúng ta thấy khá nhiều điều thiết thực (được tóm tắt ở hộp 3.1):

Hộp 3.1

Ngành dệt may Việt Nam đang phải đối mặt với bài toán khó khăn về nguyên phụ liệu (do phần lớn phải nhập khẩu từ nước khác). Theo ông, vấn đề cốt yếu là làm thế nào để tăng tính cạnh tranh cho hàng dệt may Việt Nam?

Tôi cho rằng, muốn nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam, cần phải cân nhắc hai giải pháp sau:

Thứ nhất, cần phải bổ sung hợp lý giá trị gia tăng cho sản phẩm cuối cùng

trong kinh doanh xuất khẩu.

Thứ hai, đầu tư vào sản xuất vải, nhưng việc làm này mất nhiều thời gian và

tiền bạc, bởi trước tiên cần phải đầu tư vào nông nghiệp, sau đó chế biến ra vải và cuối cùng là sản xuất ra quần áo để xuất khẩu.

Theo tôi giải pháp đầu tiên sẽ tiết kiệm được thời gian hơn và hiệu quả hơn, nếu xét theo điều kiện hiện tại của Việt Nam.

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia trong ngoài nước, thách thức vô cùng lớn đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sắp tới vẫn là thách thức trong cạnh tranh. Phát biểu tại hội nghị về kế hoạch xuất khẩu của ngành dệt may năm 2008, tổ chức ngày 10/1 tại Hà Nội, ông Lê Quốc Ân đã chỉ ra những khó khăn, thách thức lớn trong năm tới mà các doanh nghiệp dệt may trong nước tiếp tục phải đối mặt, trong đó cạnh tranh ngày càng gay gắt trên 3 thị trường nhập khẩu chính là Mỹ, EU và Nhật Bản, thêm vào đó là những yếu tố văn hóa rất đa dạng và phức tạp ở các thị trường này.Theo ông Ân, việc EU sẽ bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho Trung Quốc từ năm 2008 sẽ đẩy các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vào thế cạnh tranh gay gắt hơn và xuất khẩu vào thị trường EU sẽ khó khăn hơn.

Đối với thị trường Nhật Bản, sáu nước trong khu vực Đông Nam Á gồm Singapo, Malaixia, Philippin, Inđônêxia, Brunây và Thái Lan đã được hạ mức thuế xuống 0% khi xuất khẩu hàng dệt may vào Nhật Bản; trong khi hàng dệt may của Việt Nam vẫn đang phải chịu mức thuế khoảng 10%. Riêng đối với Mỹ - thị trường chiếm khoảng 55% tổng kim ngạch xuất khẩu và có tốc độ tăng trưởng đều hàng năm - vẫn tiềm ẩn những rủi ro do chương trình giám sát chống bán phá giá vẫn được Mỹ áp dụng đối với hàng dệt may Việt Nam và có khả năng duy trì đến hết năm 2008. “Các doanh nghiệp dệt may cần hợp tác chặt chẽ với các nhà nhập khẩu lớn của Mỹ, tránh nhận những đơn hàng đơn giản, giá trị thấp làm ảnh hưởng đến

mức giá bình quân của cả nước, là cơ sở để phía Mỹ khởi kiện chống bán phá giá”.

Đó là điều ông Ân đã nhấn mạnh [22].

Riêng với Nhật Bản, Hiệp Hội cũng cho rằng, đẩy nhanh tốc độ đàm phán Hiệp định Thương mại tự do là một giải pháp quan trọng để mở rộng thị trường này. Cần chú ý rằng, chi phí cho một sản phẩm dệt may Việt Nam vẫn còn cao hơn các sản phẩm tương tự của nhiều nước vì năng suất lao động chỉ bằng 2/3 ở các nước khác. Theo ông Nguyễn Đình Trường, Tổng giám đốc Công ty May Việt Tiến, “chi phí trung bình cho một đơn vị sản phẩm đều cao hơn từ 15-20% mặt hàng tương tự

của Trung Quốc, Bangladesh, Pakistan” [19]. Một trong những nguyên nhân chính,

đó là do năng suất lao động của ngành dệt may Việt Nam nói chung còn thấp chỉ bằng 2/3 mức bình quân của các nước ASEAN, chi phí nguyên phụ liệu (phần lớn phải nhập khẩu) và khâu trung gian cao, làm sản phẩm giảm sức cạnh tranh.

Do lịch trình cần giảm thuế quan theo yêu cầu của Hiệp định về ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của AFTA, nhiều mặt hàng hiện đang được bảo hộ bằng thuế suất cao như sợi 20%, vải 40%, may 50%... phải được cắt giảm liên tục và chỉ còn 5% vào 2006. Khó khăn lớn nhất đặt ra không chỉ là sự cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu sang ASEAN mà còn phải bỏ cả hạn ngạch định lượng nhập khẩu. Đó là chưa kể việc bắt đầu từ 01/06/2006, Việt Nam phải bỏ toàn bộ các biện pháp bảo hộ bằng phi thuế quan.

Cùng với thách thức trên, khâu thiết kế chưa thực sự được coi trọng trong ngành dệt may. Phần lớn, mẫu mã hàng ngày được sưu tầm từ catalogue nước ngoài. Hơn thế nữa, doanh nghiệp dệt may hầu như chưa có chiến lược marketing sản phẩm một cách năng động.

Ngoài ra, luật pháp quốc tế cũng là một rào cản quan trọng mà chúng ta chưa nắm được hết. Điều này đã được cảnh báo bằng một loạt những bài học về bán phá giá thủy sản, giày dép, vi phạm bản quyền, thương hiệu…Trong tương lai, nếu chúng ta không kịp thời khắc phục, cải thiện thì khó có thể kinh doanh trên thị trường quốc tế. Đó là chưa kể những hậu quả của nó sẽ rất trầm trọng về mặt kinh tế xã hội cho chính Việt Nam.

Một phần của tài liệu Môi trường văn hóa trong Marketing quốc tế và chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)