Thích ứng sản phẩm theo phong tục truyền thống văn hóa nƣớc sở tạ

Một phần của tài liệu Môi trường văn hóa trong Marketing quốc tế và chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp (Trang 79)

Sản phẩm dệt may được thích ứng để phù hợp với phong tục, truyền thống của nước sở tại bởi nhu cầu thị trường của các nước nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam phản ánh trực tiếp phong tục, truyền thống của các nước đó. Nhu cầu đó bao gồm: tập hợp các nhu cầu mong muốn, tâm lý thị hiếu, tập tính và động cơ, kể cả tập quán thói quen tiêu dùng. Chúng thường xuyên thay đổi và phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ thu hẹp đến mở rộng. Đặc điểm tình hình đó luôn chi phối sản phẩm. Vì thị trường thường xuyên thay đổi cho nên sản phẩm cũng phải thường xuyên đổi mới để thích ứng. Nhu cầu là tiêu điểm, nhưng là tiêu điểm động, cho nên sản phẩm đều phải điều chỉnh kịp thời để hướng tới tiêu điểm đó.

Nếu như trước đây, nhu cầu hàng dệt may của đại bộ phận người dân trên thế giới chỉ theo nghĩa đen của khái niệm mặc ấm- mặc đẹp, thì ngày nay khái niệm này được mở rộng bởi thị hiếu của khách hàng ngày càng cao. Nhu cầu “mặc ấm” không chỉ là việc chống rét hay đảm bảo sức khỏe mà nó bao hàm cả tư chất, nhân cách riêng của mỗi con người. Nhu cầu “mặc đẹp” càng được mở rộng hơn nữa, đẹp phải trang nhã, thanh tao, đẹp phải dịu dàng, đẹp phải kín đáo, sành điệu, đẹp phải hợp hoàn cảnh…. Nhu cầu làm đẹp đó biến đổi không ngừng, đòi hỏi ngành dệt may Việt Nam phải tìm tòi để đưa ra những mẫu mã mới, cải tiến cách điệu, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng quốc tế.

Một phần của tài liệu Môi trường văn hóa trong Marketing quốc tế và chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)