Mục tiêu chiến lƣợc liên kết sản phẩm – thị trƣờng dƣới tác động của môi trƣờng văn hóa

Một phần của tài liệu Môi trường văn hóa trong Marketing quốc tế và chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp (Trang 77 - 79)

của môi trƣờng văn hóa

Để có thể giải quyết được bài toán về thị trường, giảm bớt áp lực cạnh tranh, các doanh nghiệp Việt Nam nhất thiết phải chú trọng tới yếu tố cạnh tranh bằng việc nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm và dịch vụ. Đó là tạo ra các sản phẩm với mẫu mã thiết kế độc đáo, tiện dụng, phù hợp với nhu cầu thị hiếu của khách hàng; chất lượng được cải thiện, gắn liền với kiểu dáng và tính năng mới để có thể vừa kích cầu vừa tránh bớt được áp lực cạnh tranh. Hiện tại, để đối phó với chi phí lao động ngày càng cao, ngành công nghiệp dệt của Đài Loan, Hàn Quốc, Tây Âu... đang dịch chuyển mạnh mẽ theo hướng tăng cường cải tiến mẫu mã thiết kế và đặc biệt, tập trung nghiên cứu sản xuất các sản phẩm dệt "đa tính năng, đa lợi ích" tạo ra các sản phẩm nhiều tính năng hơn như: độ bền, độ hút ẩm, tính năng an toàn, vệ sinh môi trường, đảm bảo sức khỏe... Vì thế, Việt Nam phải nhanh chóng nâng cao chất lượng sản phẩm và đưa thêm nhiều lợi ích mới, đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu ngày càng đa dạng theo từng thị trường nước ngoài. Cùng với hoạt động thiết kế, việc xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm luôn luôn giữ vai trò hết sức quan trọng, bởi nó có khả năng làm tăng giá trị sản phẩm nhiều lần. Bên cạnh đó, cần chuyển đổi phương thức sản xuất từ gia công sang kinh doanh trực tiếp với việc chú trọng thiết kế sản phẩm chất lượng cao nhằm tăng hiệu quả kinh doanh. Các chuyên gia về thị trường cũng cho rằng, gía trị gia tăng của hàng dệt may có thể được nâng cao thông qua việc tăng cường công tác quản lý và khả năng đáp ứng nhanh. Thời gian giao hàng ngày càng phải được rút ngắn nhằm nâng cao khả năng đáp ứng nhanh mọi nhu cầu mới của thị trường. Đó là điều hết sức quan trọng đối với khách hàng khó tính ở các nước phát triển. Hiện nay, tỷ lệ các đơn hàng nhỏ, đa dạng kiểu dáng, màu sắc có xu hướng gia tăng đòi hỏi các doanh nghiệp ngày càng phải linh hoạt hơn, khả năng đáp ứng ngày càng nhanh hơn. Ngay cả khi giá thành sản phẩm dệt của Việt Nam cao hơn giá các sản phẩm nhập khẩu tới 20%, nếu các doanh nghiệp dệt Việt Nam quản lý tốt công đoạn nhuộm, hoàn tất và thời gian giao hàng nhanh thì vẫn có thể hấp dẫn khách hàng và vẫn có thể cạnh tranh được với các sản phẩm nhập khẩu ngay tại thị trường nội địa.

Ngoài ra, mục tiêu định hướng phát triển ngành dệt may tới năm 2010 được chú trọng phát triển theo chiều rộng đi đôi với phát triển theo chiều sâu, là bước đi quyết định trong giai đoạn từ nay đến năm 2010. Trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành công nghiệp dệt may vẫn giữ một vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, việc phát triển ngành dệt may Việt Nam phải hướng tới giải quyết các nhiệm vụ kinh tế và xã hội mà quan trọng nhất là giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đẩy nhanh quá trình tái phân bổ lao động trong xã hội Việt Nam.

Bên cạnh những mục tiêu định hướng chính nêu trên, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã phối hợp với Tổng công ty Dệt may Việt Nam (VINATEX) nhằm đề ra định hướng phát triển ngành dệt may tới năm 2010 dưới ảnh hưởng của môi trường văn hóa có nội dung sau:

- Duy trì địa vị quan trọng của ngành dệt may trong cơ cấu kinh tế nước ta, phát triển công nghiệp dệt may đi đôi với chú trọng phát triển các ngành kinh tế khác.

- Đa dạng hóa hình thức chế độ sở hữu nhằm thu hút một lượng lớn đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế nói chung và vào ngành dệt may nói riêng. Từ đó, các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện giao lưu văn hóa tiêu dùng hàng dệt may với các nước khác, ngày càng hiểu rõ hơn tập quán thói quen tiêu dùng quốc tế. Đồng thời, tạo cơ sở vững chắc cho sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường thế giới.

- Đổi mới công nghệ trong toàn ngành dệt may, du nhập các yếu tố văn hóa tiến tiến của các quốc gia trên thế giới qua việc sử dụng các công nghệ hiện đại. Từ đó, năng suất, chất lượng sản phẩm sẽ được nâng cao, đi đôi với việc quan tâm bảo vệ môi trường sinh thái. Do vậy, hàng dệt may Việt Nam có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tăng sức cạnh tranh với hàng hóa của các quốc gia khác, tránh việc chạy theo lợi nhuận mà bỏ quên trách nhiệm bảo đảm an toàn môi trường cho xã hội.

Một phần của tài liệu Môi trường văn hóa trong Marketing quốc tế và chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp (Trang 77 - 79)