Cơ hội và thách thức cho chiến lƣợc xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trƣớc tác động của môi trƣờng văn hóa quốc tế

Một phần của tài liệu Môi trường văn hóa trong Marketing quốc tế và chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp (Trang 71 - 72)

Nam trƣớc tác động của môi trƣờng văn hóa quốc tế

3.1.1.1. Cơ hội

Bên cạnh những khó khăn nêu ở chương 2 (mục 2.4.2), chúng ta còn có rất nhiều cơ hội cho việc phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam. Chúng ta có kinh nghiệm khá dồi dào trong hoạt động kinh doanh mặt hàng này ở nhiều nước trên thế giới. Điều kiện kinh doanh sản phẩm này rất thuận lợi, do kỹ thuật cao, chi phí lao động và nguyên vật liệu thấp, góp phần nâng cao sức cạnh tranh. Những điểm mạnh đó tạo cho Việt Nam có một thế đứng trong thời kỳ hội nhập.

Hiện nay, Việt Nam chính thức là thành viên của WTO, “ngành dệt may sẽ không bị áp dụng chế độ hạn ngạch đối với thị trường Mỹ. Ngành cũng sẽ được đối xử bình đẳng ở nhiều thị trường. Hạ tầng cơ sở và cả nguồn nhân lực cũng sẽ được cải

thiện bởi dòng đầu tư sẽ đổ vào Việt Nam mạnh hơn, trong đó có dệt may” .Ông Lê

Quốc Ân đã đánh giá như vậy. Có thể nói, ngành công nghiệp sản xuất dệt may đang chiếm vị trí số một trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua. Với khả năng xuất khẩu như trên, khi gia nhập WTO, khi Mỹ chính thức thông qua PNTR (Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn) đối với Việt Nam, hạn ngạch hàng dệt may sang thị trường Mỹ sẽ được tháo bỏ, rào cản thương mại lớn nhất không còn. Do đó, doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ có cơ hội rất lớn để xuất khẩu sang thị trường đang được coi là rất hấp dẫn này. Phần đông các doanh nghiệp cho rằng, chưa

gia nhập WTO, năm nào cũng phải lo chạy hạn ngạch để xuất hàng, có khi còn phải đi mua, không thể chủ động sản xuất cũng như xuất khẩu. Vào WTO và việc Mỹ trao PNTR trong thời gian sớm sẽ là một giấy thông hành thuận lợi để họ chủ động tìm đối tác, khai thác thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu...

Từ thực tế đó, chúng ta đang tận dụng được thời cơ hội nhập văn hóa, tăng cường hợp tác song phương, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thâm nhập thị trường xuất khẩu dễ dàng, tránh vấp phải những rào cản về văn hóa, chính trị và luật pháp. Các doanh nghiệp xác định được lợi thế, tìm cho mình một hướng sản xuất riêng biệt, đặc thù, nâng cao tính cạnh tranh về chất lượng, mẫu mã, đồng thời giảm được giá thành cho sản phẩm.

Cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may trên thị trường thế giới là rất nhiều. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng không có những khó khăn nào cả. Thực tế cho thấy, cơ hội và thách thức, thuận lợi và khó khăn là hai mặt của một vấn đề, luôn song hành và đan xen với nhau. Những cơ hội này nếu không nắm bắt được kịp thời rất có thể biến thành thách thức trong tương lai. Vì vậy, chúng ta cần phải nhận thức kịp thời cơ hội và thách thức tiềm ẩn để có những ứng phó kịp thời và thích nghi với môi trường kinh doanh biến động liên tục, hàng ngày hàng giờ trên thị trường dệt may thế giới.

Một phần của tài liệu Môi trường văn hóa trong Marketing quốc tế và chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)