Những thành công và kết quả

Một phần của tài liệu Môi trường văn hóa trong Marketing quốc tế và chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp (Trang 65 - 67)

Có thể nói, trong tất cả các lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa, hàng dệt may Việt Nam là sản phẩm có lợi thế kinh doanh, là sản phẩm chủ lực, luôn đứng đầu trong các sản phẩm xuất khẩu mang lại nguồn thu lớn nhất. Bên cạnh đó, dệt may là một sản phẩm chịu tác động lớn nhất của yếu tố văn hóa. Sự thành công của những sản phẩm dệt may trên thị trường quốc tế chứng tỏ rằng, doanh nghiệp Việt Nam đã tìm

hiểu và nghiên cứu kỹ lưỡng văn hóa tiêu dùng của các quốc gia nhập khẩu chủ yếu hàng dệt may Việt Nam, trong đó cần nhần mạnh:

Một là, Việt Nam hiện nay đang được xếp hạng 16/153 nước xuất khẩu dệt

may trên thế giới. Mục tiêu của Việt Nam hướng đến là đưa VN lên top 10 nước xuất khẩu hàng dệt may hàng đầu trên thế giới. Vai trò thay đổi bản đồ xuất khẩu dệt may trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay chính là vai trò của tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex).

Hai là, các công ty dệt may Việt Nam đang dần chuyển đổi sang hoạt động của

các công ty cổ phần. Theo ông Bùi Xuân Khu – Thứ trưởng thường trực Bộ công nghiệp cho biết: “Việt Nam phải trở thành một tập đoàn mạnh, mang thương hiệu quốc gia mà nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối”. Đây là những thành công mang tính bước ngoặt, khởi đầu cho một thời kỳ mới. Các doanh nghiệp tự chủ hơn, độc lập và năng động hơn rất nhiều. Việc liên kết này mở ra những cơ hội về đa dạng hóa sản phẩm, giảm bớt chi phí nghiên cứu thị trường nước ngoài, hiểu biết văn hóa nước sở tại hơn đồng nghĩa là nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam.

Để đạt được kết quả như trên, chúng ta đã phải “tăng tốc bằng hai chân”.

Trong đó, vai trò của văn hóa như một nội dung cơ bản, xuyên suốt trong quá trình đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Việt Nam trên thị trường xuất khẩu. Những yếu tố này không ngừng giúp cho chúng ta thành công. Sản phẩm của chúng ta có tính đại chúng cao, phù hợp với hầu hết các quốc gia trong khu vực EU, Châu Mỹ, Asian…. Những yếu tố về nhân khẩu học cũng được quan tâm bên cạnh mảng văn hóa xã hội của thị trường, làm gia tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Những hiểu biết về văn hóa không chỉ thể hiện trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam mà nó còn hỗ trợ thúc đẩy rất nhiều các hoạt động marketing quốc tế của những mặt hàng khác nữa, thể hiện trong sự tăng trưởng mạnh mẽ của các mặt hàng xuất khẩu khác, giúp Việt Nam phát triển thương hiệu của riêng mình.

Một phần của tài liệu Môi trường văn hóa trong Marketing quốc tế và chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)