Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Môi trường văn hóa trong Marketing quốc tế và chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp (Trang 69 - 71)

- Việt Nam ký kết với EU “hiệp định buôn bán hàng dệt may” vào ngày 15/12/1992, có hiệu lực vào năm 1993. Qua 2 lần điều chỉnh, những ưu đãi phía EU dành cho Việt Nam nhiều hơn, số Cat chịu quản lý hạn ngạch từ 106 giảm xuống còn 29 và tăng hạn ngạch ở một số loại Cat nóng. Hàng năm, EU thực hiện chính sách cấp hạn ngạch cho Việt Nam và buộc Việt Nam phải nhập khẩu nguyên phụ liệu từ EU để làm hàng thành phẩm.

- Ngày 01/07/1996 hàng dệt may xuất khẩu của Việt nam vào thị trường EU được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP.

- Ngày 01/01/2005, EU đã thỏa thuận loại bỏ hạn nghạch cho hàng dệt may Việt Nam. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt nam, đồng thời cũng là một thách thức, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao vị thế mình, hạ giá thành phẩm để cạnh tranh với hàng dệt may các nước khác.

- Mỹ bãi bỏ hạn ngạch dệt may của Việt Nam “Theo chỉ thị của tân Chủ tịch Ủy ban thực thi các hiệp định hàng dệt may Mỹ (CITA) Matthew Priest đăng trên công báo ngày 10/1, hạn ngạch, thị thực và visa điện tử liên quan đến hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ sẽ được chính thức bãi bỏ từ ngày

11/1/2007” [21].Quyết định huỷ bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may của Việt Nam

là kết quả của việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) từ ngày 11/1/2007.

Những nguyên nhân chủ quan và khách quan trên đã giúp cho những thành công đáng kể của hàng dệt may Việt Nam. Những mặt hạn chế còn tồn tại, cần phải có những biện pháp khắc phục để đem lại hiệu quả cao nhất cho mặt hàng chủ lực này.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Môi trường văn hóa trong Marketing quốc tế và chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)