Trình độ văn hóa

Một phần của tài liệu Môi trường văn hóa trong Marketing quốc tế và chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp (Trang 25 - 26)

“Trình độ văn hóa phản ánh những nhận thức của con người về một vấn đề, một sự việc và nó có ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi của người tiêu dùng” [9].

Hành vi của con người là biểu hiện chủ yếu được tiếp thu từ bên ngoài. Một đứa trẻ học tập được những điều cơ bản về giá trị, sự cảm thụ, sự ưa thích, tác phong và hành vi đặc trưng cho gia đình và những thể chế cơ bản của xã hội. Ví dụ một đứa trẻ lớn lên ở Mỹ sẽ quen với quan niệm làm việc và thành công, tính tích cực, khả năng làm việc và tính thực tiễn, tiến lên phía trước, chủ nghĩa cá nhân, tự do, tiện nghi bên ngoài, lòng nhân từ và vẻ trẻ trung. Tất nhiên, những hành vi nay không phải đứa trẻ đó tự nhiên sinh ra là có được mà nó chịu ảnh hưởng hoặc gián tiếp của xã hội, gia đình và nhà trường, đó chính là trình độ văn hóa.

Betty Smith quan tâm đến máy ảnh – đó là kết quả của việc giáo dục bà trong một xã hội hiện đại với những thành tựu trong lĩnh vực kỹ thuật chụp ảnh và những kỹ năng của chính bà. Betty biết rằng cái máy ảnh là gì, bà cũng biết tìm hiểu tài liệu chỉ dẫn cách sử dụng, còn môi trường xã hội của bà đã tiếp nhận ý tưởng về một nhà nhiếp ảnh nữ. Tuy nhiên, trong khuôn khổ một nếp văn hóa khác, chẳng hạn một bộ lạc sống tách biệt ở vùng niềm trung nước Úc, máy ảnh hoàn toàn chẳng có ý nghĩa mà chỉ là “một vật kỳ lạ”, đó là những khác biệt về trình độ văn hóa, hiểu biết và nhận thức của con người, đặc biệt trình độ văn hóa đối những người làm marketing, là điều kiện cần và đủ để thực hiện một chiến lược kinh doanh thành công.

Một phần của tài liệu Môi trường văn hóa trong Marketing quốc tế và chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp (Trang 25 - 26)