Kiến nghị về việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm phù hợp với văn hóa mỗi nƣớc

Một phần của tài liệu Môi trường văn hóa trong Marketing quốc tế và chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp (Trang 92 - 95)

văn hóa mỗi nƣớc

Chất lượng sản phẩm cần phải được thông qua kiểm tra chặt chẽ nguyên phụ liệu đầu vào nhưng không tách rời tác động của văn hóa quốc tế. Do đó, doanh nghiệp dệt may Việt Nam nên áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000, hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 và hệ thống trách nhiệm xã hội SA8000. Cần tuân thủ quy trình kiểm tra chất lượng trước khi xuất khẩu để bảo đảm uy tín của sản phẩm xuất khẩu.

Trên đây là những kiến nghị của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam với chính phủ, các cơ quan chức năng, các bộ ngành, Bộ Công Thương và các tổ chức Phi chính phủ nhằm hoàn khắc phục những khó khăn tồn tại của các doanh nghiệp dệt may. Hy vọng trong tương lai, ngành dệt may Việt Nam sẽ có chỗ đứng và thương hiệu riêng trên trường quốc tế.

KẾT LUẬN

Văn hóa luôn là nền tảng của mọi xã hội, cho dù đó là xã hội phát triển hoặc đang phát triển. Văn hóa là kho báu vô giá của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Văn hóa có ảnh hưởng tới tất cả mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Nó quyết định và chi phối hoạt động, hành vi, cách ứng xử của con người. Có thể nói văsn hóa là yếu tố tác động nhiều nhất tới hành vi của người tiêu dùng. Trong marketing, yếu tố hành vi tiêu dùng là một trong những nền tảng cơ bản nhất. Quá trình hội nhập và phát triển của marketing quốc tế đã khiến chúng ta không thể không nhìn nhận và suy xét vấn đề văn hóa một cách kỹ lưỡng và sâu sắc hơn.

Lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng, những vấn đề văn hóa có ảnh hưởng vô cùng quan trọng trong marketing quốc tế. Nếu không hiểu biết về thị trường, về hành vi người tiêu dùng, về những yếu tố văn hóa, chính những yếu tố này tác động thúc đẩy và quyết định những hành vi đó, thì doanh nhân sẽ phải chịu thất bại trên những thị trường đó, cho dù họ có thế mạnh về sản phẩm, về phân phối và giá cả.

Thị trường các nước nhập khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam là những thị trường khó tính, đòi hỏi cao, với các nền văn hóa đa dạng khác nhau, nhưng cũng rất đỗi quen thuộc với chúng ta trong thời kỳ hội nhập. Những mối quan hệ tốt đẹp này đã tạo ra cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, giúp Việt Nam có những bước tiến dài trong việc đa dạng hóa và ngày càng hoàn thiện sản phẩm hơn. Những bước tiến đáng kể đó của ngành dệt may Việt Nam đã được thể hiện qua hàng loạt các con số thuyết phục về doanh thu và chiếm tỷ lệ cao trong danh mục các sản phẩm xuất khẩu những năm gần đây.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, chúng ta còn phải đối mặt với hàng loạt những khó khăn, bất cập trong tiến trình hội nhập văn hóa, nhằm kích ứng với nền văn hóa quốc tế. Không thể phủ nhận những thành công, nhưng cũng không thể

xem nhẹ mặt tồn tại đó, đặc biệt khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO. Điều này có nghĩa là sản phẩm dệt may sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt hơn trên thị trường quốc tế. Chính vì vậy, chúng ta cần có những hiểu biết sâu sắc về marketing quốc tế và ảnh hưởng của môi trường văn hóa đến chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp, góp phần cho thành công rực rỡ hơn nữa của ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam trong tương lai.

Với giải pháp và kiến nghị đã được trình bày ở chương 3, hy vọng rằng, ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam sẽ có những bước đột phá mới trong giai đoạn 2008 – 2010, tầm nhìn 2015.

Một phần của tài liệu Môi trường văn hóa trong Marketing quốc tế và chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)