Công ty dệt may Hà Nội (HANOSIMEX)

Một phần của tài liệu Môi trường văn hóa trong Marketing quốc tế và chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp (Trang 62 - 63)

Từ việc nghiên cứu kỹ lưỡng môi trường văn hóa và tác động của nó đến sản phẩm, công ty đã thiết kế và tạo mẫu về kiểu dáng quần áo, mẫu thêu, tìm ra thị hiếu về các loại sợi. Sau đó, công ty đã sản xuất thử mỗi lô là 5000 sản phẩm. Bước tiếp theo, công ty tung ra sản phẩm này để tìm thông tin phản hồi từ khách hàng thông qua các nhân viên nghiên cứu thị trường. Từ đó, quyết định sản xuất tiếp hay không và nếu sản xuất tiếp thì số lượng là bao nhiêu. Khi được thị trường chấp nhận, công ty tiếp tục có các chiến lược mới cho sản phẩm của mình, trong đó nhấn mạnh hai khâu then chốt sau:

+ Thiết kế mẫu mới: Trong điều kiện kinh doanh mang tính cạnh tranh quyết liệt như hiện nay, nếu công ty không đưa ra được những mẫu sản phẩm mới mà chỉ dựa vào những sản phẩm truyền thống thì chắc chắn sẽ thất bại, do nhu cầu và mong muốn của người mua luôn biến đổi nên vòng đời của sản phẩm cũng bị rút ngắn theo. Tuy nhiên, việc thiết kế mẫu mới là công việc rất khó thực hiện và mang lại rủi ro cao. Chính vì vậy, công ty thường sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng gửi tới, theo catalogue có sẵn để xuất khẩu.

+ Nghiên cứu mốt (model): dựa vào các kiểu dáng của những nhà sản xuất nước ngoài, công ty đã đưa ra những mẫu phù hợp với chất liệu, mầu sắc và phù hợp với khả năng của mình để tạo ra sản phẩm mới. Ví dụ, năm 1997, Công ty đã dựa vào kiểu dáng của các mẫu áo mang nhãn hiệu Poloshirt, Navy… trên thị trường Balan để xuất khẩu các loại áo phông tương tự. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp đơn giản và tiết kiệm cho khâu thiết kế, sắp tới công ty còn phải tiếp tục chú trọng tới những biện pháp mang tính chiến lược lâu dài.

Một phần của tài liệu Môi trường văn hóa trong Marketing quốc tế và chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)