Kiến nghị về việc chú trọng hoạt động văn hóa hội chợ triển lãm quốc tế và các công cụ yểm trợ xuất khẩu khác, nhằm trực tiếp hƣớng dẫn tiêu

Một phần của tài liệu Môi trường văn hóa trong Marketing quốc tế và chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp (Trang 90 - 91)

Tại Hội nghị triển khai kế hoạch xuất khẩu 2008, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam, ông Lê Quốc Ân, đã phát biểu: “Với áp lực chỉ tiêu xuất khẩu đặt ra cho ngành dệt may năm 2008 đạt 9,5 tỉ đô la Mỹ (tương đương với kim ngạch xuất khẩu của dầu thô), chúng tôi muốn có những hoạt động xúc tiến thị trường hiệu quả hơn,

nếu không sẽ rất khó khăn”. Hiệp hội dệt may kiến nghị với Bộ Công Thương lập

đề án quốc gia mang tên “Xây dựng hình ảnh thời trang Việt Nam”, hình ảnh thời trang này mang đậm nét văn hóa người dân Việt với sự tham dự của các ngành liên quan: dệt may, giày dép, trang sức và các ngành hàng hỗ trợ khác.

Ông Ân cho biết, Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) đã tiến hành nhiều hoạt động hỗ trợ cho doanh nghiệp ở nước ngoài, trong đó có ngành dệt may nhưng các dự án này hầu hết là quy mô nhỏ, ít hiệu quả. Muốn tạo được tiếng vang tốt hơn, cần tập trung kinh phí của các dự án nhỏ thành một dự án xúc tiến lớn và bài bản hơn, với sự liên kết của các ngành nói trên.

Theo ông, tính riêng tổng kim ngạch xuất khẩu dự kiến năm 2008 của dệt may, da giày, thủ công - mỹ nghệ và một vài mặt hàng tương tự, ước chừng lên đến 15 tỉ đô la Mỹ, chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước nên xứng đáng được đầu tư như vậy

3.3.2.2. Kiến nghị về việc chú trọng hoạt động văn hóa hội chợ triển lãm quốc tế và các công cụ yểm trợ xuất khẩu khác, nhằm trực tiếp hƣớng dẫn tiêu quốc tế và các công cụ yểm trợ xuất khẩu khác, nhằm trực tiếp hƣớng dẫn tiêu dùng quốc tế

Như chúng ta đã biết, điểm mạnh nổi bật của hội chợ triển lãm thương mại quốc tế là khách hàng có thể tìm hiểu trực tiếp về sản phẩm, nét văn hóa của sản phẩm trực tiếp thể hiện. Do đó, doanh nghiệp quy tụ được kịp thời bạn hàng và có nhiều cơ hội ký kết được hợp đồng tiêu thụ. Chính vì thế, hội chợ triển lãm thương mại quốc tế ở các nước nhập khẩu hàng dệt may trở thành một công cụ quan trọng trong chính sách yểm trợ marketing, để từ đó các doanh nghiệp có thể nắm bắt trực tiếp được tập quán thói quen tiêu dùng cũng như nhu cầu thực tế về sản phẩm dệt may xuất khẩu trên thị trường quốc tế.

Trong thời gian tới, việc chú trọng đến hoạt động nêu trên là yêu cầu cần thiết, được giao cho Cục Xúc tiến Thương mại chủ trì thực hiện.

Một phần của tài liệu Môi trường văn hóa trong Marketing quốc tế và chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)