Giải pháp về chủng loại hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam theo đặc thù văn hóa từng vùng

Một phần của tài liệu Môi trường văn hóa trong Marketing quốc tế và chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp (Trang 85 - 86)

hóa từng vùng

3.2.5.1. Giải pháp về cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam theo đặc thù văn hóa từng vùng thù văn hóa từng vùng

Hiện nay, cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu của nước ta còn bị hạn chế đáng kể, danh mục các nhóm sản phẩm và mặt hàng chưa phong phú, đặc biệt là chưa chú trọng đến đặc thù văn hóa theo từng vùng, từng địa phương. Do đó, cơ cấu hàng hóa chưa được phân bổ hợp lý. Chúng ta còn thiếu vắng khá nhiều nhóm hàng cần thiết. Theo báo cáo tình hình xuất nhập khẩu năm 2007 của Vinatex cho thấy, cùng là mặt hàng Áo dệt kim nữ (bé gái) xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu sang Bắc Kinh năm đạt 30,235 triệu USD, trong khi đó con số này chỉ là 1,52 triệu USD đối với mặt hàng áo len nam. Kim ngạch của 2 loại mặt hàng này rất thấp khi xuất khẩu sang tỉnh Tứ Xuyên, lần lượt là 9,202 triệu USD và 0,25 triệu USD. Lý do có sự chênh lệch khá lớn về kim ngạch của hai mặt hàng ở hai vùng khác nhau trong cùng đất nước Trung Quốc, chính là những khác biệt về nhu cầu tiêu dùng sản phẩm ở hai thành phố khác nhau. Trẻ em ở Bắc Kinh, được nuôi dạy trong những gia đình khá giả, do vậy nhu cầu sử dụng hàng nhập khẩu nhiều hơn tỉnh Tứ Xuyên. Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam cần phải cơ cấu lại các sản phẩm dệt may xuất khẩu nhưng không bỏ qua sự khác biệt văn hóa của các vùng trong cùng một quốc gia.

3.2.5.2. Giải pháp về chủng loại hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam theo đặc thù văn hóa từng vùng đặc thù văn hóa từng vùng

Trong thời gian qua, căn cứ vào trình độ công nghệ đã được đổi mới, các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu đã có khả năng đáp ứng thị trường nhập khẩu cả về chất lượng và số lượng theo nét văn hóa riêng của từng vùng cụ thể. Các chủng loại hàng hóa thu hút thị hiếu tiêu dùng của khách hàng quốc tế nhiều nhất là: áo Jacket (gồm các loại nam nữ, độ tuổi khác nhau); áo Sơ mi (gồm các loại dài tay, cộc tay, nam nữ theo độ tuổi); quần Âu (gồm các loại quần nam nữ, theo độ tuổi, quần dài, quần sooc ..);

hàng dệt kim (gồm các loại quần áo trẻ em, màn, khăn bông…). Để thích ứng được nhu cầu ngày càng gia tăng của thị trường thế giới, các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu cần chú trọng hơn việc đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, không chỉ tập trung vào những chủng loại đề cập ở trên, mà nên mở rộng hơn nữa các chủng loại khác như: quần áo thể thao, đồ lót nam nữ, găng tay, quần áo ngủ, mũ vải các loại.., ngày càng làm phong phú hơn các mặt hàng mang thương hiệu Việt.

Một phần của tài liệu Môi trường văn hóa trong Marketing quốc tế và chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp (Trang 85 - 86)