Giải pháp qui hoạch và đào tạo nguồn nhân lực:

Một phần của tài liệu những thách thức và cơ hội đối với ngành dệt may việt nam khi gia nhập wto (Trang 75 - 80)

3. Sản phẩm chính

3.2.5.3. Giải pháp qui hoạch và đào tạo nguồn nhân lực:

Trên thực tế, chiến lợc phát triển nguồn nhân lực luôn luôn là chiến lợc hàng đầu quyết định thành bại cho mọi chiến lợc kinh tế nói chung và chiến lợc đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu nói chung.

Do vậy, trong thời gian tới, ngành dệt may Việt Nam cũng nh từng doanh nghiệp cần đẩy mạnh hơn nữa việc qui hoạch, kiện toàn đội ngũ ổn định và lâu dài cho nhiều năm. Để làm tốt qui hoạch đó, cần rà soát đầy đủ hiện tại và phân loại cụ thể, nh :

- Công nhân mới tuyển dụng, tay nghề thấp - Công nhân đã đợc đào tạo chuyên môn

- Công nhân đã đợc chuyên môn hoá cao - Nhân viên hành chính

- Kỹ s (phân loại theo chuyên môn : dệt may, công nghệ ...)

- Cử nhân kinh tế (cũng phân loại cụ thể: tài chính kế toán, ngoại thơng, ngân hàng...)

- Sau đại học (Thạc sỹ, Tiến sĩ) - Nhà quản lý doanh nghiệp - Nhà nghiên cứu v.v...

Từ hệ thống phân loại đó, cần có chơng trình đào tạo nâng cao chuyên môn cho từng loại căn cứ vào mục tiêu chiến lợc xuất khẩu chung của ngành và của doanh nghiệp. Chơng trình đào tạo phải đợc xuất phát từ những yêu cầu thực tế của hoạt động kinh doanh xuất khẩu theo nguyên tắc thực dụng và hiệu quả. Do đó, cần phải kết hợp năng động các loại hình đào tạo ngắn hạn và dài hạn, trong và ngoài nớc. Đào tạo ngoại ngữ.

Trong chiến lợc đẩy mạnh xuất khẩu, tăng tốc kim ngạch xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh hiện nay, cần u tiên hợp lý việc đào tạo để có đợc những chuyên gia giỏi về tạo "mốt", công nghệ, Marketing, kỹ thuật thơng mại quốc tế... Những chuyên gia, để đủ mạnh, cần phải tiếp cận nhiều với thực tiễn thị trờng các nớc phát triển. Cần nhấn mạnh rằng, đội ngũ chuyên gia giỏi này không chỉ đủ mạnh về chuyên môn tài ba mà còn phải là ngời có trách nhiệm cao trong trong công việc, tâm huyết với nghề, với sự nghiệp phát triển ngành công nghiệp dệt may xuất khẩu của đất nớc. Nhà nớc cần có chế độ đãi ngộ cao hợp lý đối với họ (kể cả nhà nghiên cứu và nhà quản lý) nhng ngợc lại, họ cũng sẵn sàng biết điều chỉnh lợi ích trớc mắt của mình cho sự nghiệp lâu dài phát triển ngành dệt may của đất nớc...

Qui hoạch và phát triển nguồn nhân lực tơng lai cho cục diện của ngành dệt may mới Việt Nam cần phải đạt đợc mục tiêu đó.

Trên đây là hệ thống 5 nhóm giải pháp chủ yếu với 11 giải pháp lớn cụ thể. Một trong những phơng châm đợc quán xuyến của đề tài là : giải pháp đa ra phải mang tính đồng bộ và, hơn thế nữa, phải mang tính trọng điểm mà đề tài cần tập trung giải quyết. Do vậy, đề tài không có ý định đa ra nhiều giải pháp một cách dàn trải để độc giả tiết kiệm thời gian và bớt mệt mỏi. Theo nhận thức có hạn của nhóm tác giả đề tài, những giải pháp trên là những vấn đề cơ bản nhất và cũng là những bất cập lớn nhất trong định hớng chiến lợc đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam nhằm tạo bớc đột phá vào tăng tốc kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong thời gian tới.

Kiến nghị

Để đảm bảo tính khả thi cao cho định hớng và các giải pháp nêu trên, tôi xin đa ra mấy kiến nghị lớn nh sau :

Thứ nhất, Nhà nớc cần tập trung thích đáng vào chiến lợc công nghệ dệt may nhằm tạo đà đủ mạnh cho bớc "cất cánh" của ngành công nghiệp xuất khẩu nhóm hàng chế biến mũi nhọn hiện nay của nớc nhà. Nếu thiếu đầu t, đổi mới nhanh chóng công nghệ, việc đẩy mạnh xuất khẩu và việc nâng cao năng lực cạnh tranh thật khó đạt đợc và càng khó tăng tốc kim ngạch xuất khẩu nh mục tiêu 8 tỷ USD vào năm 2010. Có thể nói rằng, chiến lợc công nghệ dệt may là bộ phận quan trọng trong chiến lợc công nghệ tổng thể của nớc ta nh Bộ Khoa học - Công nghệ đã xây dựng. Bởi theo kinh nghiệm thực tế của nhiều nớc, ngành công nghiệp dệt may đóng vai trò lớn trong giai đoạn đầu của tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nớc.

Thứ hai, cần u tiên hợp lý vốn đầu t cho chiến lợc công nghệ của ngành dệt may. Nội dung u tiên hợp lý này cần thể hiện rõ trong thực tế ở hạng mục u tiên cấp vốn, số vốn cấp và thời gian cấp vốn. Nh vậy, việc huy động vốn cũng đợc tiến hành từ các nguồn:

- Nguồn vốn đầu t thuộc Ngân sách Nhà nớc - Nguồn vốn FDI

- Nguồn vốn ODA - Các nguồn vốn khác

Việc đầu t công nghệ phải đảm bảo có trọng điểm và hiệu quả theo lộ trình công nghệ cụ thể, tránh dàn trải và lãng phí.

Thứ ba, Nhà nớc cần có chính sách hỗ trợ thỏa đáng cho việc phát triển nguồn cung cấp nguyên liệu trong nớc của ngành dệt may, đặc biệt là nguyên liệu bông hiện nay. Để tăng nhanh tỷ lệ nội địa hóa của hàng dệt may xuất khẩu nh đã nêu trong mục tiêu định hớng đến năm 2010, Nhà nớc cần có các chính sách u tiên đồng bộ và hợp lý cho ngành trồng bông trong nớc nh chính sách đất đai, qui hoạch vùng trồng bông, chính sách đầu t, chính sách khuyến nông, chính sách chuyển giao công nghệ cho nông dân.

Thứ t, ngành dệt may cần chú trọng hơn nữa trong việc qui hoạch và phát triển nguồn nhân lực cho tơng lai để sớm khắc phục tình trạng vừa thiếu về số l- ợng lại vừa yếu về chất lợng mà đề tài đã nhấn mạnh. Trớc hết là cần có qui hoạch tổng thể và phân loại cụ thể nguồn nhân lực để có khách hàng đào tạo thích hợp cho từng loại. Chơng trình đào tạo cần có nhiều loại hình đa dạng, kết hợp giữa đào tạo ngắn hạn với dài hạn, giữa trong nớc và ngoài nớc. Chiến lợc phát triển nguồn nhân lực luôn luôn có ý nghĩa quyết định thành công cho mọi chiến lợc phát triển kinh tế nói chung và trong chiến lợc phát triển ngành dệt may xuất khẩu nói riêng trong những năm tới.

Kết luận

Toàn bộ nội dung trình bày trong 3 chơng của đề tài có thể chốt lại vào 3 vấn đề cốt lõi sau :

Một là, nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may của thế giới, trọng tâm cụ thể là các nớc phát triển Bắc Mỹ, EU và Nhật Bản vẫn mở rộng và ổn định theo chiều h- ớng có lợi cho các nhà sản xuất để có thể yên tâm ổn định đầu ra cho sản phẩm của mình.

Hai là, thực tiễn hoạt động xuất khẩu suốt nhiều năm qua đã có cơ sở nhất định để đánh giá đợc khả năng thực tế của ngành dệt may Việt Nam. Trong giai đoạn gần đây (1995-2002), kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam vẫn tăng liên tục qua tất cả các năm, trong khi kim ngạch xuất khẩu chung của thế giới có những năm giảm rõ rệt (1998 và 2001). Đó là thực tế không thể phủ nhận đợc.

Tuy nhiên, hiện nay chúng ta còn không ít những hạn chế, kể cả những yếu kém so với các nớc xuất khẩu khác nh Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia… Điều đáng nói nhất là năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của Việt Nam còn thấp hơn so với họ do chất lợng thấp và hạn ngạch xuất khẩu nhỏ. Dù sao, năm 2002 vừa qua Việt Nam đã nỗ lực và thành công trong bớc đột phá xuất khẩu dệt may vào thị trờng Mỹ, đạt 909 triệu USD, tăng 19 lần so với năm 2001, đa kim ngạch xuất khẩu dệt may lên trên 2,7 tỷ USD, tăng trên 38% so với năm 2001. Khởi sắc đó tạo đà cho năm 2003 sẽ là năm kim ngạch xuất khẩu vợt 3 tỷ USD.

Ba là, từ hai kết luận trên, đồng thời rà soát lại định hớng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu dệt may của Việt Nam đến năm 2010, có cơ sở để nói rằng, các yếu tố khách quan và chủ quan đang đảm bảo tính khả thi cao cho mục tiêu xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên thị trờng dệt may thế giới.

Định hớng đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam sẽ đợc chú trọng trong nhiều năm tới với vị trí là hàng xuất khẩu chủ lực thuộc nhóm hàng chế biến mũi nhọn, góp phần xứng đáng hơn nữa vào tiến trình công nghiệp hoá , hiện đại hoá nớc nhà…

tài liệu tham khảo

Tiếng Việt

1. Lê Quốc Ân (Tổng giám đốc Tổng công ty dệt may) - Dệt may vẫn còn cơ may - khai thác lợi thế, tăng mạnh xuất khẩu - Thời báo Kinh tế Việt Nam, 25/7/2001, trang 12.

2. Bài giảng của Trung tâm đào tạo Âu - á INSEAT thuộc Liên hợp quốc tổ chức tại Văn phòng Chính phủ Việt Nam - Hà Nội 7/1995.

3. Chiến lợc phát triển khoa học - công nghệ Việt Nam đến năm 2020. Bộ khoa học Công nghệ.

4. Chiến lợc phát triển khoa học - công nghệ ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2020. Bộ Công nghiệp .

5. Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2010 - Viện Kinh tế - Kỹ thuật dệt may thuộc Tổng công ty dệt may - Bộ công nghiệp.

6. Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu hàng năm của Bộ Thơng mại.

7. Báo cáo tổng kết tình hình xuất nhập khẩu của Tổng công ty dệt may Việt Nam qua các năm.

8.Chiến lợc xuất nhập khẩu thời kỳ 2001-2010 của Bộ Thơng mại

9. PGS.TS Hoàng Thị Chỉnh - Quan hệ kinh tế Việt - Mỹ - Những biến đổi và phát triển - Tạp chí Kinh tế và phát triển tháng 10/2000, trang 25, 26.

10. Dự án quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2010 của Bộ Công nghiệp.

11. PGS, TS. Đặng Đình Đào - Hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam: Thực trạng và giải pháp - Tạp chí kinh tế và phát triển 12/2000, trang 23 - 27.

12. Hiệp định Thơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ. Phòng Thơng mại và Công nghiệp.

13. Hội thảo về nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm dệt may trên thị trờng thế giới - Sở Thơng mại Tp. Hồ Chí Minh và Hiệp hội dệt may Việt Nam ngày 13/10/2001.

14. Bùi Xuân Khu (nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty dệt may Việt Nam)- Ngành dệt may làm gì trớc xu thế toàn cầu hoá ? - Tạp chí Công nghiệp Việt Nam, tháng 1/2000, trang 11.

15. Mác- Ăng ghen tuyển tập, tập II, trang 24, NXB Sự thật Hà Nội - 1962. 16. Những giải pháp chiến lợc nhằm nâng cao hiệu quả ngành may Việt Nam - NXB Khoa học kỹ thuật.

17. Nhịp cầu doanh nghiệp Việt - Mỹ - Tập thể tác giả - NXB Thống kê 1999.

18. Nhịp cầu doanh nghiệp Việt - Mỹ - Tập thể tác giả - NXB Tài chính 1999.

19. Niên giám thống kê Việt Nam 2000 20. Niên giám thống kê Việt Nam 2001

21. Lu Phan - Ngành dệt may - Những biện pháp tăng tính cạnh tranh. Thời báo Kinh tế Sài gòn số 20 tháng 5/2001, trang 16.

22.Quy hoạch tổng thể ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010 của Tổng công ty dệt may Việt Nam.

23. Tạp chí Dệt may và Thời trang Việt Nam của Hiệp hội dệt - may và Tổng công ty dệt may Việt Nam số 1 - 12 năm 1997-2001.

24. TS. Võ Phớc Tấn - Để hàng dệt may Việt Nam chiếm lĩnh thị trờng thế giới - Tạp chí Kinh tế và phát triển tháng 9/2000, trang 31-33.

25. PGS.TS- Võ Thanh Thu - Chiến lợc thâm nhập thị trờng Mỹ - XNB Thống kê 2001.

26. TS. Vũ Minh Trai - Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam - Tạp chí Kinh tế và phát triển số 41, tháng 11/2000, trang 43-45.

27. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc khoá VI của Đảng cộng sản Việt Nam.

28, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc khoá IX của Đảng cộng sản Việt Nam.

Tiếng Anh

29. International Year Book of Industrial Statistics - UNIDO, 2001 30. International Trade Statistics - WTO Annual Report, 1998- 2001 31. Philip Kotler- Principles of Marketing - Prentice Hall, 2001

32. Report of International Textile and Clothing Bureau (ITCB) - Council of Representative 3th Session Hanoi, Vietnam, May 2002

33. Tepstra International Marketing

34. Ira Kalish, Retail Forward reported in Women’s Wear Daily April 11, 2002 and The Trade Partmenship.

35. Textile Asia – ADB qua các năm

36. 2001 World Population Data Sheet of Population Reference Bureau.

Trờng đại học ngoại thơng Khoa kinh tế ngoại thơng

...∗∗∗∗∗∗∗ ...

Một phần của tài liệu những thách thức và cơ hội đối với ngành dệt may việt nam khi gia nhập wto (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w