Kết quả thực hiện pháp lệnh dân chủ ở cơ sở với phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện hoài đức, hà nội (Trang 46 - 47)

kinh tế - xã hội .

Thời kỳ từ 1998 đến nay là thời kỳ toàn Đảng bộ và nhân dân thành phố đẩy mạnh thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII, IX, X. Đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới, khơi dậy tiềm năng và giải phóng sức sản xuất của nhân dân, cùng với các cơ chế, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, việc phát huy và triển khai quy chế dân chủ ỏ cơ sở đã góp phần huy động sức dân trong việc phát triển kinh tế - xã hội địa phương và xây dựng các cơng trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đơ thị. Về mục tiêu kinh tế xã hội, cấp ủy, chính quyền từ huyện Hoài Đức đến các xã, thị trấn trực thuộc đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ - thương mại, công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm gần đây là 14,1 %(riêng năm 2007 là 15,9%). Năm 2008, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Công nghiệp – xây dựng ước chiếm 55,15(tăng 14,3% so với năm 1998); thương mại – dịch vụ chiếm 31,955( tăng 8,25% so với năm 1998); nông nghiệp chỉ chiếm 12,95% ( giảm 22,55% so với năm 1998). Năm 2009, kinh tế tiếp tục tăng trưởng ước thực hiện 2.608 tỷ đồng, đạt 98,5% kế hoạch, tăng 11,9% so với năm 2008. Tốc độ tăng trưởng GDP tăng 13,6% so với năm 2008. Thu nhập

bình quân đầu người năm 2008 là 13 triệu đồng/người/năm., năm 2009 là 15 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo là 5,79%(theo tiêu chí mới). Hiện tại huyện đang triển khai và thực hiện các dự án phát triển giao thông, các cụm, điểm công nghiệp, các khu đô thị mới, tổng số là 183 dự án, tổng diện tích quy hoạch là 3.696 ha. Phát triển 3 tiểu vùng khôi phục các làng nghề truyền thống: chế biến hàng nông sản thực phẩm, nghề may, dệt kim, nghề thêu, nghề mộc, đục tượng, nghề sản xuất bánh kẹo, nghề trồng nấm, mộc nhĩ…Trong nông nghiệp đã xây dựng và phát triển nhiều mơ hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật ni như mơ hình: lợn hướng nạc, bị sữa, gà ấp trứng, gà thịt, mơ hình cây ăn quả, mơ hình cây cam canh, bưởi diễn, mơ hình rau an tồn, trồng hoa,…từ đó đã đẩy nhanh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn, đã làm cho bộ mặt nông thôn mới của huyện ngày một thay đổi khang trang, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện cả về mặt vật chất, văn hóa và tinh thần. Các phong trào văn hóa văn nghệ thể thao tạo khơng khí sơi nổi, lành mạnh, các cuộc vận động giúp nhau xóa đói giảm nghèo, ủng hộ đồng bào gặp khó khăn thiên tai được phát động thường xun. Vấn đề chăm sóc các gia đình chính sách có điều kiện hơn. Kết quả điều tra cho thấy có đến 291 người trong tổng số 326 người được hỏi cho rằng tình hình phát triển kinh tế - xã hội của xã, thị trấn có chuyển biến tốt hơn nhờ thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở( xem phụ lục 3- mục III, bảng 3a).

Một phần của tài liệu thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện hoài đức, hà nội (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w