Tình hình cơ sở xã, thị trấn trước khi triển khai thực hiện pháp lệnh dân chủ ở cơ sở

Một phần của tài liệu thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện hoài đức, hà nội (Trang 38 - 39)

pháp lệnh dân chủ ở cơ sở

Năm 1998 trở về trước, sau hơn 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Hoài Đức đã thu được những thành tựu bước đầu. Cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước, địa phương từng bước được đổi mới trên các lĩnh vực: Kinh tế, xã hội nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần trong nhân dân và giữ vững ổn định anh ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn huyện. Hệ thống chính trị từ tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từ huyện đến cơ sở thường xuyên được củng cố và kiện toàn đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương. Nhiều xã đã

từng bước công khai một số vấn đề về thu – chi ngân sách, chế độ chính sách, khen thưởng – kỷ luật, tiếp nhận và đề bạt cán bộ. Tư tưởng độc đốn, chun quyền, mất dân chủ đã giảm nhiều. Tình hình đó đã tạo điều kiện thuận lợi cơ bản cho việc thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 30 của Bộ Chính trị và các Nghị định của Chính phủ về thực hiện dân chủ ở xã, phường trong những năm qua. Tuy nhiên, do chưa có văn bản quy phạm pháp luật cụ thể nên tình hình thực hiện dân chủ ở một số xã cịn hình thức, vẫn cịn tình trạng vi phạm dân chủ, vi phạm các nguyên tắc quản lý kinh tế, quản lý văn hóa xã hội, có nhiều đơn thư khiếu nại tố cáo vượt cấp, kéo dài. Các biểu hiện độc đốn, gia trưởng, khơng cơng khai trong hoạt động thu, chi ngân sách, xây dựng cơ bản, quản lý đất đai…đã làm cho nhân dân dị nghị, thậm chí bất bình, giảm sút lịng tin đối với cấp ủy Đảng và chính quyền.

Một phần của tài liệu thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện hoài đức, hà nội (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w