Kết quả thực hiện pháp lệnh dân chủ đối với việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng, đổi mới hoạt động

Một phần của tài liệu thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện hoài đức, hà nội (Trang 50 - 55)

năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng, đổi mới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.

Việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở gắn với thực hiện cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII là một nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của các cấp ủy từ huyện đến các xã, chi bộ thôn, làng. Các cấp ủy xã, thị trấn đã xác định và nhận thức đúng đắn vị trí, vai trị và chức năng của đảng bộ xã, thị trấn đối với việc lãnh đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng ở cơ sở là một yêu cầu cấp bách để thực hiện và đảm bảo vai trị lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền và các đồn thể nhân dân.

- Đối với tổ chức Đảng: Qua hơn 10 năm thực hiện QCDC ở cơ sở, các cấp ủy đảng đã chú trọng quán triệt triển khai trong cán bộ đảng viên và các tầng lớp nhân dân về các quan điểm lấy dân làm gốc, xây dựng Qui

chế phối hợp hoạt động với các tổ chức đoàn thể, xây dựng mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa đảng với nhân dân, sự gắn bó đó là nhân tố quyết định hoàn thành các nhiệm vụ về KT-Xh, an ninh quốc phòng trong hơn 10 năm qua. Các cấp ủy Đảng đã quán triệt đến cán bộ, đảng viên và nhân dân ln cảnh giác với âm mưu diễn biến hịa bình của kẻ địch, kiên quyết đấu tranh với các hiện tượng tham ơ, lãng phí, cơ hội trục lợi, bảo vệ, giữ vững sự đoàn kết trong Đảng; thường xuyên quan tâm, chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảm bảo chi bộ giữ vai trị chính trị hạt nhân lãnh đạo, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các qui định của địa phương; chấn chỉnh lề lối làm việc và tác phong, phong cách của người cán bộ, công chức từ huyện đến cơ sở; hệ thống tổ chức chi bộ Đảng và các đồn thể được sắp xếp lại theo mơ hình thơn, xóm, cụm dân cư, đảm bảo sự lãnh đạo trực tiếp của chi bộ đối với các chi hội, chi đồn với phương châm xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, tăng cường triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở về dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Kết quả sau hơn 10 năm thực hiện QCDC gắn với cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng huyện ủy Hoài Đức đã triển khai đến 100% tổ chức cơ sở Đảng, hàng năm việc thực hiện kiểm điểm ở các cấp ủy Đảng và đảng viên được thực hiện nghiêm túc, đúng qui trình hướng dẫn của Bộ Chính trị và của tỉnh ủy Hà Tây(cũ). Qua đó đã nâng cao nhận thức một bước về tư tưởng, chính trị và các quan điểm về đường lối của Đảng đối với cán bộ, đảng viên trong huyện. Từ đó đã bám sát các chương trình hành động, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, tích cực giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. 100% cấp ủy đã xây dựng Qui chế hoạt động của cấp ủy và hoạt động theo Qui chế, đồng thời những thiếu sót, khuyết điểm của tập thể, của cán bộ, đảng viên đã được làm rõ để rút kinh nghiệm và đề ra biện pháp sửa chữa. Đối với một số cấp

luận và xử lý thi hành kỷ luật theo đúng điều lệ Đảng. Kết quả trong hơn 10 năm qua đã xử lý kỷ luật Đảng 330 đảng viên, trong đó cách chức 8, khai trừ 45, cảnh cáo 161, khiển trách 116. Hơn 10 năm qua đã kết nạp được 1641 đảng viên mới. Kết quả phân loại tổ chức cơ sở Đảng như sau:

Năm 1998: tổng số tổ chức cơ sở Đảng dự phân loại là 69. Trong đó số tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh là 14 Đảng bộ, 22 chi bộ, chiếm 52,2%; tổ chức cơ sở đảng hoàn thành nhiệm vụ là 27 Đảng bộ, chiếm 39,15; tổ chức cơ sở đảng yếu kém là 6 Đảng bộ, chiếm 8,75.

Năm 2007: tổng số tổ chức cơ sở Đảng dự phân loại là 78. Trong đó số tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh là 55, chiếm 70,5%; tổ chức cơ sở đảng hoàn thành nhiệm vụ là 27, chiếm 25,6%; tổ chức cơ sở đảng yếu kém là 3, chiếm 3,8%. Qua điều tra: 282 người trong tổng số 326 người được hỏi đánh giá cơng tác xây dựng đảng của địa phương có chuyển biến tốt hơn, 296 người cho rằng lòng tin của nhân dân đối với Đảng, chính quyền tăng lên nhờ thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở ( xem Phụ lục 3- mục III, bảng 3a).

- Mặt trận Tổ quốc là một chủ thể đặc biệt trong việc tổ chức thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở. Nhận thức được vị trí, vai trị của Mặt trận Tổ quốc đối với việc thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, trong những năm qua, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên đã không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khóa IX. Kết quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong tổ chức hoạt động, chú trọng nâng cao chất lượng thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội. Với vai trò là các tổ chức liên minh các tổ chức chính trị và vai trị thành viên trong Ban chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở, MTTQ từ huyện đến cơ sở đã căn cứ vào hướng dẫn của các cấp ủy đảng để xây dựng chương trình phối hợp với chính quyền các cấp, triển khai Chỉ thị 30 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 10, thơng báo kết luận 159 của

Ban bí thư Trung ương và các Nghị định: NĐ 29, NĐ 79 của Chính phủ, Pháp lệnh 34 của UB Thường vụ Quốc hội khóa 11, Nghị quyết liên tịch số 09 của Chính phủ- UBTW MTTQ Việt Nam. Các văn bản, Chỉ thị của tỉnh, huyện về thực hiện QCDC ở cơ sở đến 20 xã, thị trấn. Năm 2006, tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND và trưởng thôn theo quy định của Nghị định 79- CP ngày 07/7/2003 của Chính phủ về quy chế dân chủ ở xã và Thông tri 06 ngày 25/01/2005 của UBTW MTTQ Việt Nam đạt kết quả tốt. Năm 2008, hướng dẫn chỉ đạo MTTQ các cơ sở tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, UBND các xã, thị trấn. Năm 2009, MTTQ đã tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Phối hợp, chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra và giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; tổ chức lấy phiếu tín nhiệm các chức danh Chủ tịch, phó Chủ tịch HĐND&UBND xã, thị trấn; giám sát 214 cuộc về chương trình kinh tế-xã hội; tổ chức 152 Hội nghị tiếp xúc cử tri với Đại biểu HĐND các cấp. Vận động toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa; vận động xây dựng quỹ “vì người nghèo” được 769.657.063 đồng; hỗ trợ xây, sửa 52 ngơi nhà Đại đồn kết với kinh phí trên 2 tỷ đồng. Tổ chức 03 đợt tập huấn cho 800 cán bộ làm công tác Mặt trận. Mặt khác, tăng cường công tác chỉ đạo, giám sát và chú trọng đến vấn đề liên quan đến đời sống và lợi ích của nhân dân. Cùng với chính quyền cơ sở xây dựng các bản Qui ước, hương ước làng, kiện toàn, củng cố các Ban thanh tra nhân dân và các tổ hòa giải ở cơ sở. Tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang, lễ hội và mừng thọ đúng với quy định của UBND tỉnh. Vận động nhân dân tham gia các phong trào đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo, từ thiện, xóa đói giảm nghèo đạt hiệu quả. MTTQ, các tổ chức thành viên trong hệ thống dân vận từ huyện đến cơ sở đã tập trung tuyên

phát triển giao thông, các cụm, điểm công nghiệp, các khu đô thị mới… Chấp hành chủ trương về đền bù giải phóng mặt bằng, đồng thời qua công tác vận động để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để phản ánh kịp thời với các cấp và cũng qua đó để đề xuất những giải pháp xử lý đối với những trường hợp lợi dụng dân chủ không gắn với kỷ cương pháp luật. Phối hợp với các ngành, các thành viên để xây dựng và thực hiện tốt các chương trình quốc gia phịng chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Thực hiện tốt các chỉ thị, Nghị quyết liên tịch giữa UBTW MTTQ VN với lực lượng vũ trang và các đoàn thể nhân dân trên mọi lĩnh vực, thực sự là vai trò nòng cốt trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”

- Các tổ chức đồn thể chính trị - xã hội cũng chú trọng đổi mới và đa dạng hóa các hình thức tập hợp quần chúng, đổi mới phương thức hoạt động với nhiều hình thức phong phú. Liên đồn Lao động đã phát huy vai trò quyền làm chủ tập thể của người lao động, tham gia giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách của cán bộ, cơng chức, cơng nhân viên lao động với các cơ quan hành chính, doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh sử dụng lao động trong việc ký kết thỏa ước lao động tập thể, chế độ làm việc, chế độ nghỉ ngơi, an toàn lao động, vệ sinh lao động và chế độ BHXH cho người lao động. Thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua” Lao động sản xuất giỏi, lao động sáng tạo. Hơn 10 năm qua đã có 4.475 sáng kiến cải tiến kỹ thuật làm lợi trên 12 tỷ đồng, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng ba cho Liên đoàn lao động huyện, Huân chương lao động hạng nhất, nhì, ba cho công t y Cổ phần Thực phẩm Minh Dương, phát động phong trào xây dựng cơ quan văn hoá đã thu hút cán bộ công chức, công nhân viên liên đồn tham gia tổ chức cơng đồn. Thành lập mới 33 tổ chức cơng đồn ngồi quốc doanh và tổng số đoàn viên cơng đồn ưu tú được giới thiệu kết nạp vào Đảng là 809 đoàn viên. Hội phụ nữ tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “phụ nữ tích

cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” và 6 nhiệm vụ của Hội. Hội Cựu chiến binh phát huy truyền thống anh bộ đội cụ Hồ, tổ chức các cấp đã tích cực tham gia tuyên truyền, vận động hội viên thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế - xã hội va an ninh quốc phòng địa phương; phát huy vai trò bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền các cấp, ln cảnh giác với âm mưu diến biến hồ bình của kẻ địch, chú trọng xây dựng và củng cố tổ chức cơ sở Hội vững mạnh, kết nạp được 3.196 hội viên mới nâng tỷ lệ hội viên đạt 88,355. Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện QCDC ở cơ sở gắn với 2 phong trào: “Thanh niên lập nghiệp và tuổi trẻ giữ nước”, các cấp bộ đoàn đã từng bước đổi mới cả về nội dung và phương thức hoạt động để tập hợp, thu hút thanh niên, tiếp tục chỉ đạo và thực hiện tốt phong trào thanh thiếu nhi và hoạt động của Hội Liên hiệp thanh nhiên. Hội nông dân qua hơn 10 năm thực hiện QCDC ở cơ sở, các cấp hội đã đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất, kinh doanh giỏi, làm giàu, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện hoài đức, hà nội (Trang 50 - 55)