Nguyên nhân của hạn chế.

Một phần của tài liệu thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện hoài đức, hà nội (Trang 57 - 59)

Hoài Đức là huyện phát triển mạnh các dự án về cơng nghiệp, đơ thị và giao thơng, hàng nghìn ha đất nơng nghiệp bị thu hồi, các chính sách đền bù, hỗ trợ của Nhà nước còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, phần lớn lực lượng lao động nông thôn khơng có việc làm. Một số doanh nghiệp sau khi giải phóng mặt bằng khơng phát triển được sản xuất kinh doanh đã để đất hoang hố, trong khi đó thực hiện chủ trương hợp nhất giữa Hà Tây và Hà Nội. Đây chính là một trong những ngun nhân dẫn đến tình trạng bức xúc trong nhân dân.

Một số cấp uỷ Đảng, chính quyền, thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ Chỉ thị 30 của Bộ Chính trị và các Nghị định của Chính phủ do đó ngay từ khi triển khai thực hiện cũng như việc xây dựng kế hoạch chưa bám sát vào các quan điểm chỉ đạo, chưa phát huy được quyền dân chủ đại diện và quyền dân chủ trực tiếp. Xây dựng quy chế chưa phù hợp, chưa gắn dân chủ với kỷ cương xã hội, quyền hạn gắn với trách nhiệm, lợi ích đi đơi với nghĩa vụ, một số nơi cịn dập khn theo quy chế của Trung ương, bởi vậy chưa chống được tệ quan liêu, mệnh lệnh, xa rời dân ở một số cấp chính quyền.

Các quan điểm, chủ trương của Đảng chậm được thể chế hoá, cơ chế, chính sách tiến hành chưa đồng bộ, nhất là thực hiện QCDC ở cơ sở cịn bộc lộ nhiều thiếu sót, có nơi mang tính hình thức. Sự thiếu nhất qn trong các chính sách, nhất là chính sách đền bù giải phóng mặt bằng dẫn đến thiếu lịng tin trong nhân dân, phát sinh việc khiếu kiện kéo dài gây mất trật tự ở địa phương.

Nhận thức và hiểu biết của một số cán bộ(đối với cấp xã) về QCDC còn hạn chế dẫn tới tổ chức thực hiện không tốt.

Hoạt động của Ban thanh tra nhân dân và tổ hoà giải ở cơ sở còn hạn chế, chưa phát huy được vai trò trong việc phối hợp để giải quyết những vụ việc mâu thuẫn, những vụ tranh chấp nhỏ trong nội bộ nhân dân, do đó đã để cho việc gây mất đồn kết kéo dài dẫn đến đơn thư khiếu kiện vượt cấp đông người. Một số Đảng uỷ còn ở loại yếu kém, chưa phải là chỗ dựa vững chắc cho các đoàn thể hoạt động. Xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, chính quyền với Mặt trận, các đồn thể cịn thiếu đồng bộ, các đoàn thể chậm đổi mới cả về nội dung và phương thức hoạt động, do đó chưa thu hút được quần chúng ưu tú tham gia hoạt động xã hội.

Ban chỉ đạo thực hiện QCDC từ huyện đến xã hoạt động có lúc chưa thường xuyên, chưa chủ động xây dựng kế hoạch tự kiểm tra, tự đánh giá rút kinh nghiệm trong chỉ đạo. Do đó, chưa giúp được cấp uỷ những hình thức động viên các đơn vị, các cá nhân làm tốt, đồng thời chưa có các biện pháp tích cực nhằm uốn nắn giúp đỡ những nơi chưa làm tốt.

Do nhận thức có lúc cịn chủ quan, nóng vội, xem nhẹ quyền dân chủ của nhân dân do đó một số xã thực hiện việc hợp đồng thuê thầu đất, đun, đốt gạch, thực hiện việc cổ phần hoá lưới điện, triển khai các dự án xây dựng các cụm, điểm công nghiệp, các khu đô thị mới ở An Khánh, Lại Yên, An Thượng...thực hiện chưa đúng quy trình, chưa cơng khai dân chủ rộng rãi nên nhân dân chưa đồng tình dẫn đến việc khiếu kiện, chống đối

người thi hành công vụ, đã làm ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân với Đảng, làm giảm uy tín của cán bộ, đảng viên.

Đối với loại hình xã, thị trấn chủ yếu vẫn thực hiện xây dựng QCDC theo Nghị định 29-CP. Bởi vì từ cấp tỉnh, huyện khơng tổ chức tập huấn, hướng dẫn thực hiện Nghị định 79-CP mà chỉ triển khai bằng văn bản đến các ngành, đoàn thể và cơ sở xã, thị trấn.

Một phần của tài liệu thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện hoài đức, hà nội (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w