Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở góp phần mở rộng dân chủ, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.

Một phần của tài liệu thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện hoài đức, hà nội (Trang 27 - 29)

chủ, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.

Thứ nhất, thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở góp phần hiện thực

hóa các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về dân chủ trong thực tiễn đời sống của nhân dân ở cơ sở

Đảng ta xác định: dân chủ cơ sở là nền tảng, dân chủ ở trung ương có tính chất quyết định đối với việc xây dựng chính quyền của dân. Tổng kết 20 năm đổi mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng chỉ rõ những yếu kém, khuyết điểm của bộ máy Nhà nước: “Dân chủ ở nhiều nơi bị vi phạm, kỷ cương phép nước chưa nghiêm. Quan liêu, tham nhũng, lãng phí cịn nghiêm trọng, đặc biệt là tình trạng nhũng nhiễu, cửa quyền, thiếu trách nhiệm của bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, nhất là ở các cơ quan giải quyết cơng việc cho dân và doanh nghiệp. Bộ máy chính quyền ở cơ sở nhiều nơi yếu kém”7. Như vậy, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở có vai trị trong việc mở rộng dân chủ, đảm bảo dân chủ ở cơ sở được thực thi nghiêm túc.

Pháp luật, với vai trị là cơng cụ để giai cấp thống trị thực hiện quyền lực của mình đối với việc quản lý xã hội và đấu tranh giai cấp, việc thực hiện pháp luật có ý nghĩa quyết định đảm bảo cho quyền lực thực sự thuộc về giai cấp đó. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là Nhà nước “nửa Nhà nước”

với quyền lực thuộc về đa số nhân dân lao động, Nhà nước mang bản chất giai cấp cơng nhân với trình độ dân chủ cao hơn hẳn các chế độ chính trị trước đó. Do đó, việc thực hiện pháp luật về dân chủ là điều kiện tiên quyết để đảm bảo quyền lực thực sự của nhân dân.

Thứ hai, thực hiện pháp luật dân chủ ở xã, phường là phương thức

quản lý đảm bảo trên thực tế các quyền dân chủ của nhân dân. Nhân dân được hưởng quyền chính trị cơ bản nhất của người cơng dân: quyền bầu cử. Theo quy định của pháp luật về chế độ bầu cử các cơ quan đại diện cho nhân dân: bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp thì cơng dân được thực hiện quyền bầu cử của mình tại cơ sở xã, phường nơi cư trú. Đây là bước khởi đầu để thực hiện Nhà nước của dân. Nhân dân thiết lập nên bộ máy quản lý Nhà nước của mình để ủy quyền quản lý, thực hiện quyền dân chủ đại diện thông qua hoạt động của đại biểu các cơ quan dân cử. Nhân dân có quyền bầu và bãi miễn các đại biểu dân cử nếu họ khơng được dân tín nhiệm và thực hiện cơ chế giám sát thông qua hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên. Cũng tại cơ sở xã, phường, nhân dân thực hiện các quyền cơ bản nhất được Hiến pháp quy định: quyền có nhà ở, quyền tự do tín ngưỡng, quyền được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, quyền được làm tất cả những gì mà pháp luật khơng cấm trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa – xã hội.

Thứ ba, thông qua thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở giúp Đảng

và Nhà nước hồn thiện đường lối, chính sách về dân chủ nói chung, dân chủ ở cơ sở nói riêng. Yêu cầu xây dựng Nhà nước Việt Nam pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân đặt ra địi hỏi tính tối cao của Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước được làm những gì mà pháp luật quy định cịn cơng dân được làm những gì mà pháp luật khơng cấm. Việc thực hiện pháp luật về dân chủ trên tất cả các lĩnh vực diễn ra ở cơ sở không chỉ giúp cho pháp luật thực sự đi vào cuộc sống, nhân dân tự mình làm chủ trong quản lý xã hội mà còn giúp cho Đảng, Nhà nước ngày càng có cơ sở

thực tiễn hơn trong việc hoạch định đường lối chính sách, hồn thiện pháp luật, vì chỉ có thơng qua thực tiễn, nhân dân mới thực sự là người sáng tạo ra lịch sử.

Một phần của tài liệu thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện hoài đức, hà nội (Trang 27 - 29)