HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

Một phần của tài liệu thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện hoài đức, hà nội (Trang 55 - 57)

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI.

2.3.1. Hạn chế.

Việc triển khai, xây dựng thực hiện QCDC ở cơ sở một số xã, cơ quan và doanh nghiệp Nhà nước chưa nghiêm túc thực hiện dẫn đến tình trạng một số cán bộ tự đề cao quyền hạn của mình, bng lỏng quản lý Nhà nước, còn biểu hiện quan liêu, mệnh lệnh, xa rời dân, không chịu lắng nghe ý kiến của nhân dân, chưa thực hiện tốt những nội dung của QCDC, có tư tưởng cục bộ gây mất đoàn kết trong nội bộ nhân dân.

Một bộ phận nhân dân chưa nhận thức đúng đắn vấn đề dân chủ gắn với kỷ cương, quyền lợi, gắn với trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, đã lợi

sách, cố tình chống đối chính quyền, lơi kéo, kích động quần chúng để khiếu kiện vượt cấp đông người gây mất trật tự an ninh nơi công sở, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, chính quyền.

Vai trị quản lý Nhà nước của một số cấp chính quyền cơ sở yếu, bên cạnh đó một bộ phận nhân dân cố tình khơng chịu hiểu chủ trương, chính sách pháp luật dẫn đến tình trạng vi phạm luật đất đai, cố tình khơng thực hiện các quyết định của Chính phủ về phát triển cơng nghiệp, đô thị, đang là vấn đề nổi cộm trong huyện. Do đó, cơng tác giải phóng mặt bằng các dự án lớn đang gặp khó khăn.

Nhiều vụ việc tồn đọng do lịch sử để lại khó giải quyết đặc biệt là vấn đề nhà đất, quyền thừa kế, chế độ khen thưởng huân, huy chương kháng chiến, chế độ thờ cúng liệt sĩ vì vậy vẫn cịn tình trạng khiếu kiện kéo dài vượt cấp gâu mất trật tự nơi tiếp dân.

Hoạt động của MTTQ và các đoàn thể đã được đổi mới và chú trọng nâng cao chất lượng song chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ đổi mới, tăng tốc phát triển và hội nhập, vẫn mang nặng tính hình thức, hành chính; ở một số xã yếu, chưa phát huy được chức năng bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, đồng thời chưa thực sự là lực lượng nịng cốt trong cơng tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, quan liêu và các hiện tượng tiêu cực của MTTQ và các đồn thể cịn hạn chế, hầu như chưa có vụ việc tiêu cực nào bị các đồn thể nhân dân phát hiện, tố cáo. Các đoàn viên, hội viên với tư cách là công dân cũng chưa thực sự phát huy hết quyền và trách nhiệm. Chủ thể rất quan trọng trong thực hiện pháp luật về dân chủ là nhân dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình cũng cịn rất nhiều hạn chế.

Một số cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, việc triển khai QCDC ở cơ sở đối với những việc phải công khai đến cán bộ công nhân viên chức và lao động như cơng khai về tài chính của

cơ quan, chưa thực hiện những việc người lao động được quyết định và được giám sát như: biểu quyết thông qua thoả ước lao động tập thể và thực hiện thoả ước lao động tập thể, một số chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và chế độ thai sản cho lao động nữ chưa được thực hiện theo quy định.

Đối với ngành giáo dục: một số trường học, việc triển khai thực hiện Nghị định 71-NĐ/CP và QĐ số 04 của Bộ giáo dục đào tạo chưa sâu, chưa đồng bộ, nhiều trường hợp thực hiện QCDC cịn mang tính hình thức, chưa bám sát QĐ 04 để xây dựng quy chế trong trường học nhất là trách nhiệm của hiệu trưởng, bí thư chi bộ nhà trường.

Một phần của tài liệu thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện hoài đức, hà nội (Trang 55 - 57)