Kịp thời sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm và đề xuất những kiến nghị nhằm từng bước bảo đảm thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.

Một phần của tài liệu thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện hoài đức, hà nội (Trang 89 - 95)

9 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội, 11, tr

3.2.5. Kịp thời sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm và đề xuất những kiến nghị nhằm từng bước bảo đảm thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.

nghị nhằm từng bước bảo đảm thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.

Thực tiễn sinh động là nơi kiểm nghiệm đúng đắn nhất mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin , tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội nhưng ý thức xã hội có thể tiến bộ hơn tác động trở lại đối với tồn tại xã hội. Do đó, việc thường xuyên sơ kết, tổng kết để rút kinh nghiệm,từng bước hoàn thiện pháp luật về dân chủ nói chung và dân chủ ở cơ sở là một giải pháp góp phần nâng cao và đảm thực hiện pháp luật về dân chủ. Pháp luật về dân chủ bao gồm nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau nhưng chủ yếu được quy định tại Nghị định 29, Nghị định 79 và nay là Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

Q trình hồn thiện quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở đang từng bước được nghiên cứu song bên cạnh việc hoàn thiện và nâng giá trị pháp lý ở mức xây dựng luật thực hiện dân chủ bao gồm cả điều chỉnh việc thực hiện dân chủ và loại hình cơ sở khác thì cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan và điều chỉnh mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân, quyền làm chủ của nhân dân trong mọi lĩnh vực. Quá trình tổng kết thực tiễn gắn với việc hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật mới có hiệu lực pháp lý cao hơn, tiến bộ hơn sẽ đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ của pháp luật. Do đó, để từng bước hồn thiện và đảm bảo sự đồng bộ trong việc thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở, chúng tôi kiến nghị cần phải điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện và xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật sau:

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 qui định các quyền cơ bản của công dân, tổ chức bộ máy nhà nước và chế độ bầu cử…Theo đó hệ thống tổ chức bộ máy vẫn theo hệ thống hành chính bốn cấp cho cả các cơ quan quyền lực, quản lý hành chính nhà nước, cơ quan tư pháp. Song với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa X về cải cách hành chính và bộ máy nhà nước và thực hiện thí điểm bỏ Hội đồng nhân dân ở quận, huyện, phường thì cần thiết phải có rút kinh nghiệm và sửa đổi Hiến pháp để làm cơ sở cho việc điều chỉnh bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật khác.

- Xây dựng và ban hành luật trưng cầu dân ý

Hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa được xây dựng nhằm phát huy dân chủ cao độ và đang từng bước được hoàn thiện, pháp luật Việt Nam đã quy định nội dung của quyền dân chủ, các yêu cầu đảm bảo thực hiện dân chủ, cách thức tổ chức thực hiện dân chủ, song một trong những chế định quan trọng để đảm bảo quyền dân chủ trực tiếp, để nhân dân tự lựa chọn quyết định và thể hiện ý chí của mình đối với những vấn đề quan trọng của đất nước, địa phương thì chưa có. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, trình độ dân trí đang ngày càng được nâng cao đảm bảo cho năng lực tự quyết định, lựa chọn những vấn đề “quốc kế, dân sinh” của nhân dân có điều kiện hơn, đã đến lúc cần thiết phải ban hành luật trưng cầu dân ý để quy định rõ rang những vấn đề nào nhà nước phải đưa ra để nhân dân thảo luận và biểu quyết, trình tự, thủ tục, hệ quả pháp lý của cuộc trưng cầu dân ý…

- Tiếp tục hoàn thiện luật bầu cử Đại biểu Quốc hội và luật bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp

Việc thực hiện bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân hiện nay còn rất nhiều hạn chế cả về thể chế và tổ chức thực hiện, vì nhiều lý do, trong đó cả bệnh hình thức, thành tích trong cơng tác vận động và tổ chức bầu cử mà nhiều địa phương chưa có báo cáo hết những hạn chế

trong thực hiện. Do đó cần tổng kết thực hiện luật để tiếp tục bổ sung, hoàn thiện luật bàu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo hướng dân chủ, thực sự tăng trách nhiệm và rang buộc về mặt pháp lý của các đại biểu dân cử với cử tri, quy định rõ hơn về tranh cử, về chương trình hành động của ứng cử viên, quy định những chức danh nhân dân bầu trực tiếp…trên cơ sở tiếp tục giữ vững ngun tắc phổ thơng đầu phiếu, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

- Tiếp tục hồn thiện luật Mặt trận Tổ quốc, Luật khiếu nại tố cáo, Luật phòng chống tham nhũng và các văn bản quy phạm pháp luật khác

Việc hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật trên đảm bảo cho nhân dân thực hiện tốt chức năng giám sát các đại biểu dân cử và cơ quan nhà nước, xây dựng nhà nước thực sự trong sạch vững mạnh của dân, do dân và vì dân.

Huyện Hồi Đức với vị trí, vai trị là cấp địa phương, cơ sở mặc dù không thể nắm bắt và tổng kết việc thực hiện các qui định của pháp luật về dân chủ ở tầm vĩ mô, song qua thực tiễn thực hiện ở địa phương, với sự trăn trở, cầu thị, lắng nghe ý kiến của nhân dân, thường xuyên sơ kết, tổng kết đúc rút kinh nghiệm cũng sẽ góp phần thiết thực vài cơng cuộc xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam theo hướng thống nhất, đồng bộ, đảm bảo phát huy quyền làm chủ thực sự của nhân dân.

KẾT LUẬN

Dân chủ vừa là bản chất, vừa là mục tiêu của Đảng, Nhà nước ta, đồng thời là nhu cầu, nguyện vọng thiết tha của nhân dân. Bản chất và nhu cầu đó chỉ được thực hiện khi Đảng cụ thể hóa thành đường lối, thành chính sách và được Nhà nước thể chế hóa thành luật pháp. Khi đó dân chủ mới trở thành hiện thực và trở thành động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Song việc phát huy và mở rộng dân chủ phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội, trình độ dân trí, truyền thống văn hóa của mỗi cộng đồng, dân chủ phải gắn với kỷ cương.

Dân chủ là yêu cầu, là nguyên tắc hoạt động của tồn bộ hệ thống chính trị từ Trung ương tới cơ sở, trong đó dân chủ ở cơ sở là bộ phận quan trọng, đảm bảo phát huy quyền làm chủ thực sự của nhân dân. Pháp luật về dân chủ ở cơ sở là một nội dung quan trọng của pháp luật về dân chủ, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa Nhà nước, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và cơng dân diễn ra ở cơ sở. Các quy phạm đó được thể hiện ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhưng được quy định và thể hiện tập trung chủ yếu tại các Nghị định 29, 79 CP/CP và được hoàn thiện thành Pháp lệnh số 34/2007 về thực hiện dân chủ ở cơ sở xã, phường, thị trấn. Các quy phạm pháp luật này nhằm thể chế hóa phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trên các lĩnh vực đời sống xã hội, diễn ra ở cơ sở, nơi mỗi người dân đều gắn bó sinh sống, lao động và học tập, nơi họ có quyền làm chủ. Pháp luật về dân chủ ở cơ sở đảm bảo việc thực hiện dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện của nhân dân.

Thực tiễn hơn 10 năm thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đã chứng minh đường lối đúng đắn, phù hợp với yêu cầu thực tiễn của Đảng, sự thể chế hóa kịp thời của Nhà nước về dân chủ ở cơ sở. Ở đơn vị, địa phương nào thực hiện tốt quy chế dân chủ thì ở đơn vị, địa phương đó phát huy được tiềm năng, trí tuệ, sức lực của nhân dân để phát triển kinh tế - xã hội,

hệ thống chính trị vững mạnh, ngược lại nếu dân chủ bị vi phạm thì tình hình kinh tế - xã hội kém phát triển, địa phương mất ổn định, hệ thống chính trị yếu kém. Q trình thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở cũng đã giúp chúng ta đúc rút được những kinh nghiệm quý báu, làm cơ sở để đề ra phương hướng, cùng với những giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hơn nữa vai trò, chất lượng, hiệu quả thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của các chủ thể. Các giải pháp nhằm đảm bảo và phát huy dân chủ bao gồm giải pháp giải pháp về nâng cao nhận thức, phát huy vai trị các chủ thể, góp phần đảm bảo về kinh tế và thể chế thành pháp luật quyền làm chủ của nhân dân. Trong đó giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở gắn việc thực hiện nội dung pháp luật về dân chủ với cải cách hành chính và cải cách tư pháp là giải pháp cơ bản có ý nghĩa quyết định đến việc đảm bảo phát huy dân chủ ở cơ sở theo đúng tinh thần Đại hội Đảng lần thứ VII.

Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở đối với sự phát triển của địa phương và đất nước, luận văn đã nghiên cứu tồn diện q trình triển khai, những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện pháp luật dân chủ cơ sở trên địa bàn huyện Hoài Đức và đề xuất hệ thống các giải pháp để khắc phục những tồn tại, hạn chế đó, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật dân chủ cơ sở ở Hồi Đức nói riêng và trên địa bàn cả nước nói chung.

Tuy nhiên, nhận thức và thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở hiện nay là một vấn đề rất mới và phức tạp, phụ thuộc nhiều vào điều kiện đặc thù của từng địa phương và trong phạm vi luận văn mới chỉ có điều kiện nghiên cứu, đánh giá thực trạng tình hình và những vấn đề xảy ra trong thực hiện quy chế dân chủ ở mơ hình một tỉnh, đề ra một số giải pháp pháp lý chung ở tầm vĩ mô và những giải pháp thực hiện cụ thể áp dụng cho

Vì vậy, để nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiện pháp luật dân chủ ở cơ sở, làm cho pháp luật dân chủ cơ sở thực sự đi vào cuộc sống, cần có những cơng trình nghiên cứu ở cấp độ cao hơn, sâu sắc và khái quát hơn về từng mảng vấn đề trong thực hiện pháp luật dân chủ ở cơ sở, về quá trình thực hiện pháp luật dân chủ cơ sở của các nhóm địa phương có điều kiện tương đồng và đặt trong tương quan so sánh với các địa phương khác trong nước và kết quả thực hiện chung cả nước, từ đó sẽ có cái nhìn tổng qt, tồn diện, chính xác và đầy đủ hơn.

Một phần của tài liệu thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện hoài đức, hà nội (Trang 89 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w