động của chính quyền cơ sở.
Thứ nhất, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở xã, phường, thị
trấn vừa là điều kiện, vừa là yêu cầu nhằm kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở. Hệ thống chính trị ở cơ sở có vai trị rất quan trọng trong việc tổ chức và hoạt động nhân dân thực hiện đường lối chính sách của Đảng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư. Pháp luật về dân chủ quy định cụ thể trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở đối với việc phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa. Với tư cách là chủ thể của hoạt động thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, hệ thống chính trị ở cơ sở là khâu then chốt trong tổ chức thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Mỗi khâu của quá trình dân chủ đều địi hỏi bản thân hệ thống chính trị cũng như mỗi tổ chức thành viên đều phải kiện toàn tổ chức, đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Mỗi tổ chức thành viên, căn cứ chức năng, nhiệm vụ mà có các hình thức thực hiện khác nhau trong cơ chế “ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, song tất cả đều vì một mục tiêu xây dựng một Nhà nước Việt Nam: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Dân chủ không chỉ là mục tiêu, động lực của cả hệ thống mà cịn là ngun tắc, là phong cách cơng tác của cán bộ, Đảng viên, cơng chức, hội viên các đồn thể nhân dân. Dân chủ cơ sở là thước đo trình độ phát triển mọi mặt của mỗi cộng đồng dân cư.
vụ, phát triển và bồi dưỡng nguồn cán bộ kế cận cho đội ngũ cán bộ, công chức, đổi mới phương thức lãnh đạo, tập hợp đồn viên, hội viên, điều hịa và gắn kết các nhóm lợi ích, những vấn đề nảy sinh được phát hiện kịp thời, các khó khăn được tháo gỡ và ngày càng thu hút được sự tham gia rộng rãi của người dân vào các công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội.