sở trên địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội.
Sau hơn 10 năm thực hiện QCDC ở cơ sở, từ các kết quả đạt được ở cấp xã, thị trấn, cơ quan và doanh nghiệp trong huyện Hồi Đức, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
Một là: Phải đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của các cấp uỷ
Đảng. Đây là nhân tố quyết định và đảm bảo cho thắng lợi việc thực hiện QCDC ở cơ sở. Qua tổng kết hơn 10 năm đã cho thấy ở địa phương, đơn vị nào cấp uỷ Đảng nhận thức đúng vai trị lãnh đạo trực tiếp tồn diện và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ Chính trị(Khố VIII), các Nghị định của Chính phủ, Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn và các văn bản hướng dẫn khác thì ở đó đạt được kết quả tốt. Cịn ở đơn vị nào, địa phương nào chưa thực hiện tốt vai trò lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp uỷ Đảng thì ở đó kết quả thấp.
Hai là: Phải xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã, thị trấn và thơn
ngang tầm nhiệm vụ, có tâm. Cán bộ phải thực sự gần dân, trọng dân, hiểu dân và có trách nhiệm với dân thì mới có dân chủ thực sự vì cán bộ là “cái gốc của mọi cơng việc”. Cán bộ đảng phải có năng lực lãnh đạo, tầm bao quát và tư duy chính trị sắc bén, là trung tâm đoàn kêt của đội ngũ cán bộ; cơng chức chính quyền phải có năng lực quản lý và điều hành với chuyên mơn vững vàng, cán bộ MTTQ và các đồn thể phải có năng lực vận động, lơi cuốn, thu hút quần chúng, biết khơi dậy tìêm năng và điều hồ lợi ích
của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân vận khéo thì việc gì cũng tốt”. Cán bộ cơng chức phải công tâm, khách quan, biết lắng nghe ý kiến của dân, giải quyết cơng việc thấu tình đạt lý, mọi cơng việc phải được giải quyết triệt để, tận gốc không để dân phải thắc mắc, khiếu kiện. Không để vụ việc từ chỗ dễ giải quyết phải trở thành “điểm nóng”.
Ba là: Phải đổi mới và nâng cao công tác tuyên truyền, giáo dục quy
định của pháp luật về dân chủ, về quyền và trách nhiệm, nghĩa vụ công dân. Thông qua tuyên truyền làm chuyển biến tư tưởng, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân từ đó thống nhất trong hành động dân chủ. Cơng tác tuyên truyền phải được duy trì thường xun, liên tục vớí nhiều hình thức phong phú, coi trọng biểu dương điển hình tiên tiến, nội dung ngắn gọn, dễ nhớ, dễ làm, để cho nhân dân thấy dân chủ là mục tiêu và là động lực cho sự nghiệp cách mạng từ đó thu hút sự quan tâm, kích thích tính tự giác, tích cực của người dân vào các công việc chung của cộng đồng, tôn trọng pháp luật và có ý thức tham gia xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị.
Bốn là: Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc
phịng nâng cao đời sống nhân dân vì kinh tế phát triển mới đảm bảo cho các hoạt động khác, đảm bảo cho các quyền của dân về văn hoá, xã hội, trật tự trị an được thực hiện. Kinh tế phát triển mới có điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao dân trí. Thực tế chứng minh ở xã, thị trấn nào mà điều kiện kinh tế xã hội phát triển, tỷ lệ hộ nghèo thấp, trình độ dân trí cao thì xã, thị trấn đó thực tốt hơn quyền làm chủ của dân, việc huy động sức dân có nhiều thuận lợi.
Năm là: Phải thực hiện linh hoạt, sáng tạo nội dung phương châm
“dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, kết hợp hài hoà giữa dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp, không quá đề cao dân chủ trực tiếp mà coi nhẹ dân chủ đại diện hay ngược lại, dân chủ nhưng phải đảm bảo kỷ cương, không ỷ lại cho nhân dân tự lo mà phải định hướng, có trách nhiệm với
nhân dân. Các sáng kiến trong nhân dân phải được tiếp thu và nhân rộng trên cơ sở sơ kết, tổng kết đánh giá kịp thời từng nhiệm vụ cơng tác nói riêng và thực hiện dân chủ nói chung.
CHƯƠNG 3